Tập luyện kết hợp thở đúng cách để giảm thiểu các nguy cơ tai biến! Chauminhhay's Blog

Thời gian qua, không ít bạn trẻ nêu thắc mắc: vì sao nhiều võ sư có trình độ võ thuật khá cao lại rơi vào tình trạng tai biến dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí rất xấu?
Như chúng ta đã biết. việc hít thở là một phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể. Con người có thể nhịn ăn hàng tuần, thậm chí có trường hợp cá biệt nhịn ăn cả tháng vẫn sống, nhịn uống vài ngày vẫn có thể sống, nhưng nhịn thở thì ngoài một vài trường hợp của các “cao nhân” về Yoga thì nhìn chung không ai nhịn thở được vài phút!
Từ đó cho thấy sự quan trọng về thở đối với sự sống của con người là như thế nào.
Thường thì các vận động viên thể thao, những người luyện tập các môn có liên quan đến vận động cường độ cao thường có xu hướng hít thở nhanh (thở nông) đồng thời ít quan tâm đến việc hơi thở tác động thế nào đến hô hấp và tuần hoàn.
Vài giải thích sau đây sẽ cho ta cái nhìn toàn cục về tác dụng của hít thở đối với cơ thể con người nói chung, và những người luyện tập các môn có cường độ cao về vận động nói riêng, để từ đó chúng ta có được lời giải về thắc mắc như đã nêu và cũng rút ra bài học lưu ý cho vấn đề này, nhằm giảm thiểu các tai biến do luyện tập mà ra.
Trước hết. không ai có thể phủ nhận rằng việc hít thở là chúng ta đã làm một công đoạn được lập lại liên tục, thường xuyên, không ngừng nghỉ nhằm đưa khí vào bên trong cơ thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của chúng ta trong tất cả các hoạt động.
Khí, khí lực là sức sống con người, từ hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, vận động, tư duy mà tạo nên. Nguồn cơ bản của khí là dưỡng khí, một thành phần quyết định của không khí, trong bầu khí quyển của quả đất ta đang sống,
Thở, hít vào và thở ra là thu nạp dưỡng chất, loại bỏ chất độc, để nuôi dưỡng cơ thể, là việc làm từ khi ra đời cho đến khi chết, tắt thở!
Chúng ta hãy quan sát hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim có hai buồng trái và phải, được ngăn cách bằng một vách.
Tim trái (bơm) đẩy máu đỏ có nhiều dưỡng khí và chất bổ dưỡng vào hệ động mạch đến nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Tại đây sau khi làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng, máu đỏ sẽ nhận lấy chất cặn và thán khí rồi trở thành máu đen và theo hệ tĩnh mạch để trở về tim phải. Máu đen từ tim phải được đẩy lên phổi len lỏi trong các mạch máu thật nhỏ bao quanh phế nang. Lúc chúng ta hít vào sẽ mang không khí vào tận hệ thống các phế nang. Sự trao đổi khí và máu tại đây sẽ làm máu đen nhiều thán khí trở thành máu đỏ nhiều dưỡng khí. Máu đỏ lại trở về tim trái và bắt đầu một chu trình mới.
Chúng ta cần chú ý sự trao đổi khí tại các phế nang có hoàn toàn hay không? Điểm chính là ở thì thở ra. Khi chúng ta thở sạch ra hết những khí cặn ở các túi phế nang thì đường dẫn khí (từ mũi, khí quản, phế quản lớn, phế quản tận, các phế nang) mới trống trải, thì lúc hít vào không khí sạch mới đi vào tận các phế nang để quá trình trao đổi khí tốt.
Còn nếu trong thì thở ra, chúng ta thở ra không hết, số không khí cặn vẫn choán chỗ ở các túi phế nang thì không khí trong sạch không vào đến các phế nang được, sự trao đổi khí tại phế nang sẽ không đạt yêu cầu. Lúc đó tại phế nang, cơ thể không nhận được không khí sạch, đồng thời trong cơ thể cũng không thải được chất cặn bã, chất độc, thán khí ra ngoài. Máu đến phổi đen rồi khi trở lại tim trái máu vẫn chưa thực sự đỏ. Cuối cùng là cơ thể chúng ta không được nuôi dưỡng mà còn bị ngộ độc. Càng tập lâu ngày với kiểu hít thở nhanh (thở nông) thì cơ thể càng bị ngộ độc nặng hơn, máu đen chưa đủ thời gian tiếp nhận dưỡng khí để chuyển hóa thành máu đỏ lưu thông trơn tru, cứ như vậy dồn dập tạo nên những cục máu, những mảng máu đặc quánh nằm tắt nghẽn trong mạch máu, điều này đã gây nên các tai biến mà chúng ta thường thấy! .
Một điều quan trọng nữa cần lưu ý. Trong khi hít vào, không những không khí đi vào phổi mà còn có một số khí đi vào trong dạ dày. Khi thở ra, chúng ta phải cố gắng thở bằng hết khí từ các phế nang, và phải tống sạch các khí trong dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng. Nếu chúng ta thở ra không hết lượng khí ở dạ dày, thì càng tập mà thở nông, thì khí càng ứ ở dạ dày nhiều hơn.
Giữa bụng và ngực của chúng ta được ngăn cách bằng một màng dày, chắc, gọi là cơ hoành. Cơ hoành chỉ chừa những lổ kín để các mạch máu lớn đi qua. Bên trên là tim rồi đến cơ hoành ngăn cách, sát bên dưới là dạ dày. Như vậy nếu dạ dày bị chứa đầy hơi do động tác thở ra của chúng ta không tích cực sẽ chèn ép cơ hoành lên tim gây tình trạng nặng ngực, khó thở, mệt, tim đập nhanh…Áp lực máu ở vùng đầu mặt tăng lên gây cảm giác nặng đầu, nóng mắt. Cơ thể tích lũy nhiều thán khí sẽ gây những biến đổi sinh học tạo cảm giác nóng trong người. Người tập hít thở sai, khiến hệ thần kinh bị kích thích sẽ có cảm giác rất khó chịu  !
Từ suy nghĩ trên, chúng ta có thể áp dụng phương pháp hít thở đúng cách khi luyện tập võ thuật, khí công, nội công kể cả tập các môn vận động khác để cho có kết quả và được an toàn.
Khi tập khí công, chúng ta cần chú ý thì thở ra, nên thở ra tốc độ thật tự nhiên nhẹ nhàng.
Lúc đầu hơi thở ra thì thở bằng mũi, đến cuối hơi, thót bụng rất nhẹ để đẩy hơi ở dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng ra ngoài qua ngã vừa bằng mũi vừa miệng. (tuy nhiên chúng ta không nên thóp bụng mạnh mà chỉ nên xử dụng cơ bụng rất nhẹ nhàng). Sau đó lại hít hơi vào tự nhiên, êm dịu, cảm giác không chỉ hơi vào qua mũi mà còn qua cả tất cả bề mặt da trên cơ thể. Hít vào như để không khí thẩm thấu tự nhiên qua mũi, qua da. Chúng ta không cần hít thật sâu, chỉ hít vừa sức, vừa đầy các phế nang. Hít vào như rót không khí vào khí quản vào những chùm phế nang. Khi hít thở tai không được nghe âm thanh của động tác hít thở, điều này cũng có nghĩa là khi hít thở phải thật nhẹ nhàng, toàn thân hầu như buông lỏng, không được vận dụng các cơ .
hệ tuần hoàn máu
hệ tuần hoàn máu
dai-cuong-48-638
hệ hô hấp

phenang
chùm phế nang

vị trí cơ hoành
vị trí cơ hoành


2 phản hồi »


  1. Thưa thầy, bài viết rất đích thực và chính xác, em xin góp ý thêm để các bạn trẻ hiểu thêm và biết cách ngăn ngừa chứng bịnh nguy hiểm nầy.
    Hít thở đúng cách ‘hít vào bằng mủi 4 giây, ém hơi 6 giây, thở ra bằng miệng nhẹ nhàng 8 giây’ sẻ giúp cơ thể chúng ta nhanh chóng phục hồi thể lực, tăng sự bền bỉ khi luyện tập và kéo dài sức sống. Bịnh tai biến là bịnh thường xẩy ra cho những người có thói quen ăn quá măn hoặc ưu thích các thức ăn có nhiều muối và nhiều mở béo, cơ thể bình thường của chúng ta chỉ có thể hấp thụ 3grammuối và không nên quá 16 gram chất mở/béo (transfat) mổi ngày. Ngoài ra những người hút thuốc lá thì cơ hội dẩn đến tai biến, đột ngụy rất cao, nếu mình không hút thuốc lá mà sinh hoạt chung với những người hút thuốc lá thì mình cũng sẽ nhiễm bịnh vì hít lấy khí thãi mang đầy chất Carbon Dioxide của người phà hơi thuốc ra ngoài. Nói chung bịnh tai biến thường xẩy ra cho người lớn tuổi, chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách không ăn quá mặn, tránh thuốc lá, rượu và thể dục điều độ cùng phối hợp cách thỡ 4-6-8, nhưng điều quan trọng là phải uống nhiều nước trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ.
    Bs Vương Trung
    Cục Huấn Luyện Vovinam Australia
    Phản hồi bởi Bs Vương Trung — Tháng Bảy 17, 2015 @ 7:49 chiều Trả lời

    • Trân trọng cảm ơn BS Vương Trung.
      một số bài viết của tôi rất cần những phản hồi, góp ý từ các chuyên gia, các nhà chuyên môn có liên quan, hầu mở ra thêm những cánh cửa hiểu biết nhằm trợ giúp cho những người yêu mến thể thao nói chung và võ thuật nói riêng.
      Rất mong BS Vương Trung và mọi người tiếp tục góp ý.
      Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Bảy 18, 2015 @ 9:26 sáng Trả lời

Trả lời

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Featured Post

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách ch...

Theme Support