• This is default featured slide 2 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 3 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 4 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 5 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách cho người môn sinh cũng “vô tình” bị lãng quên!
 Trong cuộc sống, không ít tình huống xảy ra rất cần sự  hành xử khéo léo để mang lại kết quả tốt đẹp nhất. Vì vậy dưới đây là một trong số tài liệu có giá trị giáo dục cao của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo, mời các bạn xem:
12 PC
Suốt đời người, mỗi chúng ta đều có 3 loại thắc mắc:
– Phải nghĩ gì ?
– Phải làm gì ?
– Phải làm sao được thành công?
Mỗi lần giải quyết ra một thắc mắc là  ta đã tìm ra một phương châm.   (Phương:  phương hướng. Châm : kim). Hiểu theo nghĩa hẹp là cái kim để chỉ phương hướng mà tiến tới. Hiểu theo nghĩa rộng là xu hướng, là con đường phải đi mà ta muốn đi. Đi đường, đôi mắt là phương châm của thân thể. Suy nghĩ, óc là phương châm để tìm tòi, lựa chon, phân biệt. Như vậy từ mọi ngành sinh hoạt trong xã hội, từ người thợ,nhà nông, nhà buôn, tu sĩ, người lính…ai cũng có phương châm trong công việc, cho đời sống của mình để biết rằng mình phải nghĩ gì? Phải làm gì và làm sao đặng thành công?
Người môn sinh VoVinam cũng vậy, rất cần có phương châm để tu thân dưỡng tính, hành động và xử thể, gọi tắt là TU DƯỠNG HÀNH XỬ.
Phương châm Tu dưỡng Hành xử của môn phái VoViNam chính là bó đuốc soi sáng con đường học võ của người môn sinh. Có thể ví: Võ thuật học được là cái xác, còn phương châm Tu dưỡng Hành xử để tiến tới một nền võ đạo là cái hồn của các môn sinh. Xác không hồn là xác chết, cũng như người học võ mà không có phương châm Tu dưỡng Hành xử là học lấy cái xác không hồn của võ thuật để trở thành võ phu thô bạo mà thôi.
Có 12 phương châm Tu dưỡng Hành xử dành cho các môn sinh VoViNam. 12 Phương châm này chia thành 4 loại, mỗi loại lại có 3 phương châm, cùng có chung một chữ đầu để dễ học, dễ nhớ và dễ thực hành. Đó là:
–          3 phương châm bắt đầu bằng chữ LUYỆN là : Luyện thể. Luyện trí,  và Luyện khí (đối với bản thân).
–          3 phương châm bắt đầu bằng chữ TẬN là: Tận tình, Tận tâm , Tận nghĩa (đối với đời).
–          3 phương châm bắt đầu bằng chữ THƯỜNG là: Thường khiêm, Thường dung và Thường liên (đối với người).
–          3 phương châm bắt đầu bằng chữ LẬP là: Lập thân, Lập chí, Lập nghiệp (đối với xã hội).
I- 3 Phương châm LUYỆN đối với bản thân;
Đối với bản thân, người môn sinh VoViNam luôn luôn phải hàm dưỡng công phu tự luyện, để cố gắng bỏ xấu thêm tốt, bỏ dở thêm hay, để mỗi ngày mỗi thêm kiện toàn tinh tiến..
Có 3 phương châm tự luyện:
1- LUYỆN THỂ: tức rèn luyện thân thể, bằng những phương pháp hô hấp,
vận động thân thể trau dồi võ thuật.
Tại sao phải hô hấp? vì hô hấp là phương pháp tối ưu của việc điều động
kinh mạch, làm cho tâm thân điều hòa, phóng khoáng. Hô hấp đúng cách sẽ làm cho tinh thần khỏi mõi mệt, khí huyết lưu thông, sinh lực dồi dào.
Tại sao phải vận động thân thể? Chính vì thân thể con người là nguồn gốc của mọi cơ năng liên lạc, tiếp xúc với ngoại vật. Thân thể có cường tráng thì con người mới ham hoạt động và yêu đời, gạt bỏ được những ý nghĩ bạc nhược, bi quan yếm thế. Khởi đầu vận động thân thể bằng những phương pháp thể dục, thể thao thông thường. sau đó luyện thân thể bằng những phương pháp luyện “thân thép” (tức nội, ngoại công). Ngài ra muốn vận động thân thể có hiệu quả hoàn toàn, cần tiết chế những thú vui làm tổn hại đến sức khỏe.
Tại sao phải trau dồi võ thuật? Vì võ thuật là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể. Người chưa có võ công cần học võ để biết cách vận dụng thân thể, điều động kinh mạch và biết cách ứng dụng khi lâm sự. Người có võ công rồi cũng cần luôn trau dồi võ thuật để sức khỏe và võ học của mình luôn thăng tiến.
Cho nên người môn sinh VoViNam phải thường xuyên nhớ tới phương châm đầu tiên trong công việc Tu dưỡng là Luyện Thể, để ứng dụng trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.
2- LUYỆN TRÍ: Tức rèn luyện trí tuệ bằng những phương pháp: Học, tự học, tập quan sát, nhận định. Luôn tham gia những cuộc hội ý và hội thảo.
Hoc: ở thầy, ở bạn, ở trường học, ở trường đời. Học ở những người giỏi hơn và cả những người kén hơn mình nữa. Nên nhớ câu thành ngữ “ăn vóc, học quen” và câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhận thức và chiêm nghiệm.
Tự học: Tức tự học một mình bằng sách vở, hàm thụ hoặc chiêm nghiệm. Từ xưa đã có biết bao danh nhân chỉ vì có chí tự học hồi nhỏ đã làm nên sự nghiệp lớn.
Tập quan sát, nhận định: Tức tập xem xét, suy nghĩ, tìm hiểu. Người quan sát, nhận định giỏi là người gây được thói quen xem xét, suy nghĩ, tìm hiểu vừa đúng vừa nhanh. Quan sát nhận định giỏi đối với người lính trên chiến trường là chỉ đảo mắt nhìn qua đã tìm thấy địch để ra tay hạ thủ trước. Quan sát, nhận định giỏi đối với người võ sĩ càng cần thiết hơn nữa vì còn cần trong cách xử sự với đời, ứng phó với nguy cơ chớ không phải chỉ dùng để thắng lợi trong trường hợp dụng võ. Quan sát và nhận định giỏi đối với người lãnh đạo chỉ huy là luôn nắm vững được các đầu mối sự việc để đi tới quyết định cuối cùng là tiên liệu việc gì tới, phải tới.
Hội ý : là những cuộc trao đổi ý kiến của một nhóm năm, ba người.
Tất cả những phương pháp  “luyên trí” trên chỉ mới giúp ta được trở thành người tài giỏi đơn độc trong xã hội. Nói theo cách nói của thời đại là lối tài giỏi “anh hùng cá nhân” của thời Trung Cổ. Ngày nay trình độ hiểu biết của loài người có tiến xa hơn, việc gì cũng tổ chức tập thể, có tính cách đại quy mô, nên không thể nào tiếp tục dùng lối sống “anh hùng cá nhân” để đi tới thành công. Phải “biết mình, biết người”, phải điều hòa chủ quan với khách quan.
Muốn điều hòa chủ quan với khách quan, trước hết phải thực nghiệm bàng cách trao đổi ý kiến với bạn hữu, đồng môn hoặc thân nhân của ta. Nhưng hội ý không có nghĩa là “ba phải”, nhu nhược, thụ động mà hội ý là để thông hiểu mọi khía cạnh của sự việc, của vấn đề ta cần tìm hiểu. Khi thông hiểu rồi cần phải có một quyết định rõ ràng, sáng sủa, thẳng thắng mới tránh khỏi những tình trạng do dự, trì chậm hoặc làm việc tắc trách.
Hội thảo : Là cuộc thảo luận của nhiều người. Khi việc hội ý gồm nhiều người quá, phải tổ chức cuộc thảo luận công cộng nhiều người cùng một lúc, vừa để tiết kiệm thời gian, vừa để mọi người phát biểu ý kiến riêng để đi đến một quyết định chung. Đó là hội thảo.
Hội thảo khác với hội ý ở chỗ: Hội ý có tính cách thân mật, còn hội thảo có tính cách công cộng, công khai ở nơi công cộng, dù có hay không có một chủ đích nào đó. Điều cần phải phân biệt nữa là: Hội ý khác với hội thảo ở chỗ: có những người khi nói chuyện tâm tình rất giỏi, nhưng khi phát biểu ý kiến ở giữa đám đông thì lại rất dở. Do đó muốn nuôi hoài bảo lớn lao, đảm đương trọng trách thì cần phải tham dự những cuộc hội thảo và tập làm quen với cách phát biểu ý kiến ở những nơi công cộng.
Tóm lại, người môn sinh VoViNam muốn luyện trí cho đầy đủ, cần phải tự trau dồi bằng cách: Học, tự học, tập quan sát, nhận định, đồng thời phải thực tập những điều đã học hỏi được bằng cách hội ý và hội thảo.
3- LUYỆN KHÍ: tức rèn luyện thần khí để tâm, thân luôn thanh thản, sáng suốt khi tìm hiểu và nhận xét sự việc.
Những bậc thánh nhân đạt được tới mức độ sáng suốt, quán thông được mọi sự việc, ngoài việc tiết chế dục vọng, còn một công phu hàm dưỡng thần khí tới cao độ.
Phương pháp tu dưỡng thần khí gồm có:
– Cố tránh những cảm xúc, tình cảm bộc phát trong đời sống, có 7 tình cảm, cảm xúc gọi là: Hỷ (mừng), Nộ (giận), Ai (buồn), Lạc (vui), Ái (yêu), Ố (ghét), Cụ (sợ).
Chúng ta chỉ là thường nhân, không phải là thánh nhân, nên không thể tiệt duyệt được những tình cảm, cảm xúc nêu trên,. Tuy nhiên chúng ta có thể cố gắng tiết chế những tình cảm, cảm xúc quá độ. Châm ngôn ta có câu “quá giận mất khôn” chính là trường hợp này.
– Đã cố gắng tiết chế những tình cảm, cảm xúc quá mạnh rồi, ta còn
cần phải biết lắng tâm tư gạn cho trong, lọc cho hết những tư tưởng hổn tạp trong lòng, để thần khí được thanh thoát và sáng suốt mà giao cảm với vạn vật. sau đó chúng ta còn tiếp tục vận dụng:
– Về tinh thần: vận dụng óc tổng hợp và phân tích kết hợp  mổ xẻ sự  việc.
– Về thể chất : Tự luyện một lối sống điều độ từ ăn, ngủ, làm việc cùng luôn điều dưỡng sức khỏe bằng mọi cách để có thể chống đối với mọi thay đổi của thời tiết và tật bệnh.
Tóm lại, luyện khí là phương pháp quay nhìn vào tâm thể, nhằm mục đích rèn luyện cho thần khí được luôn thanh thản, sáng suốt, bình tỉnh để hành xử trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.
II-  3 Phương châm TẬN đối với đời.
Cố gắng tự luyện về Thể, Trí và Khí. Người môn sinh VoViNam còn cần đối xử tận tình, tận tâm và tận nghĩa đối với đời để cuộc sống có ý nghĩa hơn, hiểu người hơn và có nhiều người thông cảm thương mến ta hơn trong cuộc sống. Có thế người môn sinh VoViNam mới thâu hái thành công trong việc truyền bá tinh thần Việt Võ Đạo với quần chúng và phản ánh được tinh thần tự giác, vị tha, nghĩa hiệp, dũng cảm, hướng thượng của môn phái VoViNam.
Có 3 phương châm để đối xử với đời.
1-Tận tình: tức đối xử với tất cả cảm tình đôn hậu mà mình có. Muốn thế phải yêu đời. Phương châm này áp dụng vào thực tế, có 4 trường hợp đối đãi:
Trường hợp 1: Tận tình với thân hữu là luôn luôn giúp đỡ bạn bè với tình tương ái. Tình tương ái ở đây là yêu kính lẫn nhau, không quản ngại những hy sinh, thua thiệt để tình cảm càng ngày càng đằm thắm hơn lên.
Trường hợp 2: là tận tình với đồng môn: Đồng môn là các bạn võ trong một môn phái, những người bạn cùng mình đứng chung trong một hệ phái võ thuật và thờ chung một lý tưởng võ đạo. Đối với các đồng môn, người môn sinh VoViNam luôn giữ vững tinh thần đồng cam cộng khổ, tức cùng nhau chia sẻ những vui buồn, vinh nhục của môn phái mình trong mọi trường hợp hành xử.
Trường hợp 3: Tận tình với các võ hữu: Võ hữu là danh từ gọi chung những người bạn võ của mình. Ở đây, võ hữu là những người bạn võ thuộc các võ phái khác, tuy không đứng chung một môn phái với mình nhưng cũng là những người bạn theo đuổi một mục đích võ học nào đó như mình.
Với các võ hữu, người môn sinh phải cần nêu cao tình tương liên, tức cùng kết liên giúp đỡ lẫn nhau để cùng sát cánh nhau giúp đời.
Trường hợp 4: Tận tình với đời: Đời tức cuộc đời bao gồm những thành phần xã hội, vì xã hội tốt hay xấu nên người đời cũng có trăm nghìn tính tình khác nhau. Người đời không phải là bậc thánh, cũng không phải là loại quỷ dữ, nên ai cũng có những tính tốt, tính xấu. Đối với tính tốt ta khích lệ, đối với tính xấu ta giúp họ sửa đổi với tình cảm đôn hậu, đó là đối xử tận tình.
Muốn đối xử tận tình với đời, ta luôn giữ vững lòng từ ái, yêu thương tất cả mọi người bằng những ngôn ngữ, cử chỉ và thực tế.
Tóm lại phương châm “tận tình “ áp dụng trong cách hành xử với đời là: Tương ái với thân hữu, đồng cam cộng khổ với đồng môn, tương liên với võ hữu và từ ái đối với đời.
2- Tận tâm: tức đối xử hết lòng với bạn và với đời. đã đối xử tận tình còn phải đối xử tận tâm nữa. có những người đối xử tận tình nhưng không tận tâm giúp đỡ nhau. Tận tình bộc lộ ra ngoài, tận tâm lắng đọng bên trong. Tận tình bộc lộ trong một lúc, một trường hợp, một hoàn cảnh. Tận tâm lắng đọng mãi mãi trong sự sâu kín của tâm hồn. Do đó tình cảm khi càng vào sâu càng âm thầm, kín đáo, sâu sắc. Điều cần phân biệt là người môn sinh VoViNam không phải là người tu sĩ hay nhà hiền triết sống trong tháp ngà suy tưởng, mà là người thực tế, người hành động, nên phải áp dụng tính tình tốt kia vào hành động, vào thực tế.
Phương châm “Tận tâm” khi áp dụng vào thực tế cần có 3 đức tính: Chí thành, chí tín và chí công.
Chí thành: là lúc đối đãi bao giờ cũng lấy sự thật làm căn bản. Nên nhớ: kẻ giả dối chỉ có thể thành công nhất thời. Người thành thật thành công trường cữu. Giả dối chỉ là lâu đài xây trên cát, còn sự thật là cây đại thụ bắt rễ vào trong lòng người.
Chí tín: là lúc nào cũng trọng lời hứa, lời nói. Thà không nói, không hứa, nhưng khi đã nói, đã hứa là làm. Đó là chí tín. Người có đức chí tín thì luôn luôn gây được niềm tin trong lòng mọi người chung quanh, đó là một trong những bí quyết thành công.
Chí công: Là lúc nào cũng trọng công bằng, chánh trực, luôn luôn coi mọi người như nhau, đối xử công bằng với mọi người, không để tình riêng chen vào việc đối đãi chung.
Người có đức chí thành rồi còn phải giữ đức chí tín nữa, vì chí tín là mặt ngoài của sự đối xử thành thật trong việc giao dịch với mọi người. Chí tín rồi phải giữ đức chí công nữa, vì chí công là cách cư xử đối đãi trong mọi trường hợp.
Tóm lại, phương châm :”Tận tâm” vừa hàm dưỡng những đức tính, vừa ứng dụng những đức tính này vào hành động, vào thực tế. Phương châm “Tận tâm” gồm 3 đức tính: chí thành, chí tín và chí công.
3-  Tận nghĩa: Tức đối xử có nghĩa, thủy chung với tất cả mọi người.
Phương châm này có 2 trường hợp để áp dụng:
Trường hợp 1: Đối với bạn đời: Những người dù thân hay sơ, không cùng chung một lý tưởng, tuy nhiên với tinh thần võ sĩ đạo, bao giờ ta cũng giữ một lòng thủy chung như nhất, không dời đổi, không phản bội bất kỳ một lý do nào và trong trường hợp nào. Bởi vậy, người môn sinh VoViNam khi giao kết, cộng tác với ai phải thận trọng ngay từ lúc đầu. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải thay đổi ý kiến, chỉ nên thay đổi ý kiến bằng sự im lặng rút lui. Chính vì lỗi tại ta nhận xét kém cõi, đánh giá nhầm người, nhầm việc. Nên cách hay hơn hết  là im lặng lùi vào  bóng tối để suy tưởng, để rút tỉa kinh nghiệm đặng trau dồi bản lãnh được khá hơn, giỏi hơn và nhất là để bảo toàn đức tính thủy chung.
Trường hợp 2: Đối với những người cùng theo một lý tưởng, đặc biệt là với môn phái.
Tại sao gọi là đặc biệt? Vì môn phái chúng ta đặt căn bản trên tinh thần võ đạo, có kỷ cương rõ rệt. Kỷ cương là giềng mối vững chắc xây dựng và phát huy môn phái. Ta phải nuôi dưỡng lòng thủy chung, tận tụy với môn phải song song với sự tuân phục, kính mến người trên. Người trên ở đây là những người đã đi những bước trước ta trong việc phát triể và cũng cố môn phái, những người từng trãi, lịch duyệt, có kinh nghiệm hành xử.
Ta thủy chung, tận tụy với môn phái tức là ta đã thủy chung và tận tụy với chính ta, với lý tưởng mà ta theo đuổi: phục vụ dân tộc và nhân loại.
III- Phương châm THƯỜNG đối với người.
Sau khi tu dưỡng bản thân, rèn tập đức tính đối xử với đời, người môn sinh VoViNam phải trau dồi bản lảnh trong việc đối xử với người. Người ở đây có thể hiểu là nhân loại.
Có 3 phương châm tu dường để đối xử thường ngày với mọi người trong cuộc sống, dù thân, sơ hay không quen biết.
1-Thường khiêm: Tức là lúc nào cũng khiêm nhượng. Nói thì dễ, làm rất khó vì tuổi trẻ nhiều tự ái, thích nói nhiều hơn nghe. Vì vậy muốn đạt tới công trình tu dưỡng này, người môn sinh VoViNam phải luôn khả ái, dịu dàng nhã nhặn để luôn luôn được cảm tình thương mến của mọi người.
2-Thường dung: Tức lúc nào cũng tiếp nhận, bảo bọc người kể cả đối với những kẻ thù nghịch. Luôn luôn tự vấn xem lòng mình có rộng rãi bao dung người không. Đức tính bao dung đã nẩy nở từ lòng thương yêu, tha thứ mọi người và gạt bỏ được những phán đoán khắc nghiệt. Mọi hành động cứng nhắc cùng với sự ghen ghét đố kỵ, và cũng đức tính bao dung đã biểu lộ cái hùng khí rộng lượng của người môn sinh VoViNam và cảm hóa được kẻ lầm lỗi trở về với đường ngay lẽ phải.
Nên nhớ: khắc khe, xét nét người, ai mà chẳng làm được, nhưng rộng lượng bao dung thì chỉ có những người có đời sống cao thượng và phong phú mới làm nổi.
3-Thường liên: Tức luôn luôn kết liên, hòa hợp với mọi người.
Cuộc sống con người đầy dẫy những bất trắc, đổi thay, phiền não. Thực lòng hòa đồng, kết liên với nhau chưa hẳn đã thành công trên đường đời nữa là  đối xử hời hợt , khinh bạc với người.
Người môn sinh VoViNam khoan dung, yêu thương người không phải ở lời nói suông là đủ, phải biểu lộ bằng hành động, bằng thái độ thoáng đạt tỏ ra mình hòa đồng, kết liên với người thực sự.
Muốn thế, phải có những hành động minh bạch, có ý thức để mọi người dể dàng nhận thấy, nhận thức được. Có hòa đồng, kết liên với người mới tránh được sự hiểu lầm, hận thù vô nghĩa và đi đến sự tương thân, tương trợ. Tương thân tương trợ chính là hành động rõ rệt nhất của việc kết liên, hòa hợp với người.
Tóm lại phương châm “thường liên” chính là sự cụ thể hóa lòng yêu thương, bao dung người và làm cho nhân loại thông cảm, tương thân tương trợ nhau hơn. Đó chính là yếu tố quan trọng cho công cuộc an lạc xã hội vậy.
IV- 3 Phương châm “LẬP” đối với xã hội
Sau khi tu dưỡng bản thân, rèn tập những phương châm đối xử với đời, với người. Người môn sinh VoViNam luôn luôn phải có óc thực tế. Nghĩa là phải có ý niệm và tổ chức đời sống sao cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ sĩ.
Có 3 phương châm thể hiên 3 nguyện vọng trong đời sống phải thực hiện để kiện toàn công cuộc làm người. Đó là:
1-Lập thân: nghĩa là phải xây dựng cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Có đứng vững trong xã hội mới có thể làm thăng hoa những năng khiểu, ưu điểm  về tinh thần cũng như vật chất để tự tồn. Muốn thế chúng ta phải giữ:
-Vững về đời sống tinh thần, luôn luôn thêm tốt bớt xấu, thêm hay bỏ dở trong mọi trường hợp hành xử. Lầm lẫn, bị mê hoặc, bị dối gạt cũng là một trong những nhược điểm tỏ ra tinh thần không vững. muốn thế phải luôn trau dồi tinh thần – tức những đức tính được vững vàng, phong phú
-Vững về đời sống vật chất : Phải có một đời sống vật chất, đầy đủ, độc lập trong xã hội. Chính vì vật chất có vững vàng mới gạt bỏ được những ý nghĩ nhờ vả, ỷ lại, dựa dẫm khi hành xử để có thể giữ “độc lập “ được tư tưởng, giữ “vô tư” được tinh thần, không bị chi phối bởi những vật chất tầm thường.
Hàng ngày đọc báo chúng ta thấy có biết bao nam, nữ thanh niên  vì đời sống vật chất không vững nên đã tự hủy hoại thanh danh bằng những việc làm điếm nhục đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và của xã hội.
Người môn sinh VoViNam phải tâm niệm rằng: đi đôi với đời sống “tinh thần” phong phú còn cần phải độc lập về đời sống vật chất nữa mới có thể lập thân được. Nhưng, ngược lại “độc lập” về đời sống vật chất không có nghĩa là tìm mọi cách để làm giàu cho bằng được rồi mới nghĩ đến đời sống tinh thần, mà cùng một lúc song song, phải nghĩ dến việc phát huy đời sông vật chất và đời sống tinh thần cũng được phong phú, vững chãi như nhau. Như thế mới thoát khỏi những ảnh hưởng xấu trong xã hội làm hư hỏng mọi công trình tu dưỡng đời sống tinh thần của chúng ta.
2-Lập chí: là phải xây dựng cho mình có chí hướng. Vì sau khi thân đã “lập” rồi nếu không có một chí hướng cao cả để phụng sự và tiến tới, con người sẽ chẳng khác gì loài vật, chỉ ăn no, ngủ yên, yên phận.
Có chí hướng, cuộc sống của chúng ta chẳng những sẽ thú vị hơn mà còn cảm thấy được sống xứng đáng hơn với nghĩa vụ làm dân và làm người của mình.
Chí hướng của chúng ta chính là nhắm vào phục vụ dân tộc và nhân loại. Phục vụ dân tộc chính là nghĩa vụ làm dân làm người của mình.
Chí hướng của chúng ta chính là nhắm vào phục vụ dân tộc và nhân loại. Phụng sự dân tộc là nghĩa vụ làm dân, phụng sự nhân loại là nghĩa vụ làm người. Muốn thực hiện được 2 nghĩa vụ cao cả này, người môn sinh VoViNam phải lập chí ngay từ lúc thiếu thời, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đó là ý hướng cao cả trong mỗi chúng ta và đó cũng là lý tưởng của môn phái VoViNam đang đeo đuỏi.
3-Lập nghiệp: tức là phải xây dựng cho mình một sự nghiệp.
Tất cả những công trình của những việc làm có lý tưởng của mỗi chúng ta thâu hái được kết quả tốt đều gọi là sự nghiệp. Vì thế, sự nghiệp là phần thưởng cho mỗi cá nhân sau khi hoàn thành sứ mạng phục vụ lợi ích chung. Sự nghiệp khác với danh phận ở chỗ: sự nghiệp là thuộc lợi ích chung còn danh phận chỉ để biểu dương tên tuổi, phận sự mà mình đang có, không nhất thiết là có thuộc lợi ích chung hay không.
Người môn sinh VoViNam cần chú ý đến sự nghiệp, đặt sự nghiệp lên trên danh phận. ví dụ: cùng là võ sư, nhưng người này có sự nghiệp còn người kia chưa có, tuy cả hai đều có danh phận là võ sư. Sự nghiệp bao giờ cũng hàm chứa những ý nghĩ tốt đẹp còn danh phận chỉ là cái cầu, sự nghiệp là một khung cảnh lớn. Do đó chúng ta cần chú trọng tới sự nghiệp hơn là chú trọng tới danh phận, vì sự nghiệp còn mãi nhưng danh phận thì có thể chỉ có tính cách nhất thời.
Muốn thế ta phải nghĩ đến việc lập nghiệp. Lập nghiệp tạo cho ta một nghị lực phi thường vượt lên những gian lao khổ hạnh để tìm hưởng hạnh phúc lâu dài.
Người tha thiết đến sự nghiệp là người có một tinh thần, ý chí và nghị lực bền bỉ, không hề kiêu hãnh khi thành công, không hề nãn lòng khi thất bại. Không có một sự nghiệp nào không tổn hao mồ hôi và nước mắt (đôi khi còn có cả xương máu nữa) mới có thể thành công. Vì thế, người có chí lập nghiệp là người không bao giờ ngại khó, sợ khổ, vì hiểu rằng, muốn xây dựng sự nghiệp cần phải thắng mình trước đã.
Tóm lại, LẬP THÂN – LẬP CHÍ – LẬP NGHIỆP là 3 phương châm căn bản để người môn sinh VoViNam biết sống cho ra sống, biết hành xử hợp tình , hợp cảnh để đạt được tới một lý tưởng cao đẹp bằng công phu tu dưỡng của mình. Công phu Tu Dưỡng Hành Xử của người Việt Võ sĩ ¨
                       (Tư liệu Môn phái)
Share:

Inamori Kazuo và 5 nguyên tắc thành công theo “đạo làm người”

Tại sao có những người thành công nhưng vẫn không cảm thấy vui vẻ? Con người đi một quãng đường thật xa, tại sao vẫn chưa nhận ra được lẽ sống thực sự của đời người?

Ngày nay, đời sống xã hội được cải thiện và mỗi ngày một tốt hơn. Thế nhưng nếu quan sát kĩ, đó vẫn chỉ là những thứ thiên về vật chất. Con người vẫn còn phải chứng kiến những mặt trái như sự cô độc, lạc lõng, mất phương hướng cá nhân đến những mâu thuẫn gia đình hay tội ác ngoài xã hội. Vẫn còn đó những người được mang tiếng thành công nhưng lại không bao giờ cảm thấy hài lòng, cảm thấy đủ… Còn đó những khoảng cách giữa con người với nhau mà mãi vẫn chưa xóa nhòa được.
Vậy con người sống để làm gì? Mục đích sống của cuộc đời ngắn ngủi này là gì? Thành công liệu có được định nghĩa bằng số lượng vật chất có được ở đời này? Sự thanh thản, an yên trong tâm hồn có còn quan trọng hay không? Inamori Kazuo sẽ cho chúng ta biết câu trả lời.
Inamori Kazuo là cái tên không quá xa lạ với nhiều người. Ông nguyên là người sáng lập và điều hành tập đoàn Kyocera lớn mạnh của Nhật, là chủ tịch hãng Japan Airlines, từng nhận huy chương vàng Othmer cao quý vì những đóng góp của ông với khoa học và hóa học. Không chỉ là doanh nhân thành công mà ông còn là nhà từ thiện lớn của Nhật với quan niệm, cách sống mang đậm dấu ấu Phật giáo, có tầm ảnh hưởng và cống hiến trong lĩnh vực tâm linh.
Inamori-Kazuo-va-5-nguyen-tac-thanh-cong-theo-dao-lam-nguoi-1

Inamori Kazuco, tác giả cuốn Cách sống

Inamori Kazuo quan niệm cuộc đời là quá trình mài giũa tâm hồn. Bởi tâm hồn là thứ duy nhất con người mang theo khi bước qua thế giới bên kia. Trên con đường tìm kiếm thành công có “đạo”, và trong “đạo” con người mới nhận thức được chính bản thân mình, thỏa mãn chính mình và đạt đến cảnh giới thật sự. Điều đặc biệt ở Inamori Kazuo là thành công của ông không phải hoàn toàn dưới góc nhìn tâm linh nhưng là sự kết hợp hài hòa giữa những kinh nghiệm hiện đại của một doanh nhân với quan điểm đạo đức truyền thống. Toàn bộ những ý tưởng của ông được đúc kết và thể hiện trong cuốn sách Cách sống đang gây ảnh hưởng lớn ở châu Á và được dịch ra 8 thứ tiếng khác nhau.
Trong Cách sống, Inamori Kazuo nêu ra thành công của một người dựa vào cách sống của người đó. Và ông đưa ra 5 nguyên tắc chủ chốt để thành công gắn liền với “đạo làm người”:

Biến suy nghĩ thành hiện thực

Cũng giống như ý tưởng “luật nam châm” ở Phương Tây, Inamori Kazuo tin rằng tâm thức là yếu tố quyết định vận mệnh của mỗi người. Inamori Kazuo khuyên mỗi người hãy nhìn lại bản thân mình, xác định thứ mình mong muốn, lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện. Những nỗ lực không ngừng, không nản lòng sẽ khiến điều bình thường trở nên phi thường. Cuộc đời mỗi người, hãy ôm ấp hoài bão lớn lao cho mình và một lần, cố gắng thực hiện cho bằng được.

Suy nghĩ từ nguyên lý đến nguyên tắc

Inamori Kazuo khuyên xây dựng những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản đúng với đạo làm người và sử dụng nó làm kim chỉ nam cho bất cứ hành động về sau nào. Khi có rồi, hãy tập trung sống ở giây phút hiện tại, tập trung và đổ công sức cho công việc của mình. Mỗi khi có vấn đề xảy ra, hãy nhìn lại và bám theo véc-tơ nguyên lý, nguyên tắc đã đề ra trước đó. Đây là yếu tố quan trọng cả trong kinh doanh và cuộc sống.

Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn

Inamori Kazuo đã quan niệm cuộc đời là quá trình mãi giũa nhân cách, tâm hồn không ngừng. Năng lực có thể do bẩm sinh, nhiệt huyết tìm thấy trong quá trình lao động nhưng nếu đi sai hướng thì cũng không thể thành công. Ông còn đưa ra phương trình “Cuộc đời và thành quả công việc = Tư duy + Nhiệt huyết + Năng lực”. Con người cần cảm tháy hạnh phúc khi được làm việc nhưng đừng quên 6 phép sửa mình, bỏ bớt lòng tham, luôn luôn nói “cảm ơn”.
Inamori-Kazuo-va-5-nguyen-tac-thanh-cong-theo-dao-lam-nguoi-2

Ông luôn coi trọng mối quan hệ giữa thành công và đạo đức, tin tưởng sống là quá trình mài giũa tâm hồn

Sống với lòng vị tha

Niết bàn hay địa ngục là do chính tâm con người quyết định, ngay ở đời sống hiện tại này. Niết bàn chính là tấm lòng vị tha, đó cũng là mấu chốt trong kinh doanh. Vị tha không phải điều gì quá to tát nhưng là biết suy nghĩ vì lợi ích của con người, của xã hội, hết mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Một khi con người biết sống vị tha thì văn minh nhân loại sẽ phát triển đến bậc cao nhất.

Hòa hợp với dòng chảy của vũ trụ

Cuộc sống của con người luôn chịu ảnh hưởng của một “bàn tay vô hình”, hay chúng ta thường biết đến với quan niệm luật nhân quả. Con người sẽ nhận lãnh đúng với những gì mình đã làm, đã bỏ ra. Từ đó mỗi người biết vận dụng quy luật đó, sống cho mình và cho những người xung quanh. Đừng vội chờ đợi luật nhân quả ứng dụng, mà chỉ riêng bản thân con người cũng cảm thấy thanh thản, an nhiên khi hòa nhập vào dòng chảy vũ trụ bao la ấy.
Toàn bộ tư tưởng trong Cách sống không hề khô khan, giáo điều hay mang tính tôn giáo, cưỡng ép nhưng là những kinh nghiệm phong phú, những câu chuyện hết sức thuyết phục của chính tác giả Inamori Kazuo. Bản thân ông quả thật là minh chứng sống động nhất, chân thực nhất về mối quan hệ giữa thành công và cách sống của một người. Cuốn sách còn là người bạn đồng hành thông thái dành cho những ai đang trên đường tìm kiếm thành công, mục đích cuộc sống và bản ngã của chính mình.
Tiểu Chung (TT&VH)
Share:

Inamori Kazuo, nhà kinh doanh tài ba hàng đầu Nhật Bản quyết định trở thành một nhà sư


Inamori Kazuo là nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera. Sau khi thôi giữ chức chủ tịch hãng Kyocera ông quyết định trở thành nhà sư đạo Phật với pháp danh Đại Hòa.
Nói về triết lý sống, tôi đã miêu tả nhiều rồi: Cuộc đời là sự phản ánh của nội tâm và có thể biến đổi, kỳ thực mà nói, cuộc đời của tôi chỉ đơn giản là một chuỗi liên tiếp những thất bại và thất bại. Triết lý này là bài học được đúc kết từ việc trải qua những lần thất bại thê thảm.
Khi còn trẻ tôi làm gì đều không được như ý, mơ ước liên tiếp bị thất bại, tại sao tôi không được may mắn? Tại sao cuộc đời của tôi không thuận lợi như thế này? Chẳng lẽ ông trời cũng vứt bỏ tôi sao? Trong lòng tôi đầy bực tức, trách trời đất và oán hận. Nhưng ngay trong thất bại lặp đi lặp lại đó, tôi dần dần lĩnh hội được rằng, sở dĩ phát sinh những đau khổ này là do tâm tính của tôi mà ra.
Ban đầu là thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh lên cấp 2, tiếp đến là bị nhiễm bệnh lao phổi. Thời ấy bệnh lao phổi là bệnh không chữa được, hơn nữa hai người chú và một người thím của tôi cũng vì mắc bệnh này mà chết. Các thành viên gia đình của chúng tôi đã được gọi là “gia đình của bệnh lao phổi.”
“Không lâu nữa tôi cũng sẽ thổ ra huyết mà chết“ – Tâm trí nhỏ bé của tôi không chịu đựng nổi sự đả kích của căn bệnh đáng sợ này, cơ thể tôi sốt nhẹ kéo dài và ốm yếu, mệt mỏi. Tâm trạng của tôi cực kỳ sa sút, nằm trên giường bệnh vô cùng tuyệt vọng.
Lúc đó bác hàng xóm thấy tôi rất đáng thương liền cho tôi mượn một cuốn sách, “Chân tướng của sinh mệnh” do một nhà truyền giáo tên là Masaharu Taniguchi viết, bác nói: “Này cậu, hãy đọc đi nhé”!
Đối với đứa trẻ vừa mới tốt nghiệp trường tiểu học mà nói, để hiểu được nội dung của cuốn sách này là rất khó khăn, nhưng lúc này tôi đang nóng lòng muốn tìm kiếm một vị cứu tinh, mặc dù có chỗ hiểu có chỗ không, nhưng tôi đã đọc nó một cách ngấu nghiến. Cuối cùng, tôi đọc được một câu như thế này: “Trong tim chúng ta có một cục nam châm rất mạnh, có thể thu hút tai họa, chúng ta bị bệnh bởi vì chúng ta có một trái tim yếu đuối thu hút vi khuẩn.” Mắt tôi dán chặt vào những chữ ở câu này. Ông Taniguchi dùng từ “tâm tướng” (tâm thái, dạng tướng của tâm).

Tất cả mọi sự tình trong cuộc đời đều do nam châm trong tâm mình hút mà đến, bệnh tật cũng không ngoại lệ, hết thảy chẳng qua đều là sự phản chiếu “tâm tướng” trong cuộc đời của mình mà thôi.

Bệnh tật cũng là sự phản chiếu của tâm, thuyết pháp này có chút hà khắc, nhưng cái này lại làm rung động tâm linh của tôi. Lúc chú của tôi bị bênh lao, nằm ở một góc nhà dưỡng bệnh, bởi vì quá sợ bị lây nhiễm cho nên mỗi lần đi qua phòng chú, tôi luôn lấy tay bịt chặt mũi và chạy thật nhanh. Trong khi cha tôi thì ở bên chú, tận tình chăm sóc, còn anh trai tôi thì nói “vi trùng lao không dễ dàng lây như thế đâu!”, bình tĩnh lại đi. Như vậy là, chỉ có tôi là chỉ nghĩ đến mình, khi người thân thích bị ốm thì lại đặc biệt kiêng kỵ, xa lánh, lo sợ lây bệnh.
Có lẽ đó là ông trời trừng phạt tôi, cha và anh trai tôi không bị sao cả, chỉ có tôi là bị nhiễm bệnh. Tôi nghĩ, thì ra chính là do tâm mình có ý trốn tránh, sợ lây nhiễm bệnh nên cuối cùng đã mời gọi bệnh. Chính là bởi vì sợ hãi, kết quả là đem sự sợ hãi gắn vào thân thể mình, một chút tâm suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tiêu cực thật sự. Thống khổ này đã khiến tôi bắt đầu tỉnh ngộ.
Quả đúng như thế, tâm tưởng chính là bản thân thật sự, đứa trẻ như tôi vô cùng xúc động bởi những lời nói của ông Taniguchi. Tôi nghiêm túc suy nghĩ về hành vi của mình, thầm hứa sau này trong tâm trí sẽ cố gắng suy nghĩ những điều tốt đẹp. Nhưng mà, thật đáng buồn là tâm tướng, tâm thái con người thật không dễ dàng thay đổi được, vì vậy cuộc đời vẫn tiếp tục long đong và trắc trở.
Tâm thái quyết định vận mệnh
Kết quả hình ảnh cho Inamori Kazuo
Tạ ơn trời đất, cuối cùng tôi đã được chữa khỏi bệnh lao, có thể trở lại trường để học tập. Tuy nhiên, thất bại vẫn không ngừng đến với tôi, nguyện vọng thi đại học hạng Quốc Gia không đậu, đành phải học trường đại học ở địa phương. Mặc dù thành tích học tập ở đại học của tôi là xuất sắc, nhưng thời điểm tôi tốt nghiệp chính là thời điểm chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Do thời gian chiến tranh nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tôi không có nơi nhờ vả, không có người giúp đỡ nên không thể xin được việc. Sinh viên mới tốt nghiệp đại học như chúng tôi, thậm chí có khi còn không có cơ hội để được phỏng vấn. Tôi không khỏi nguyền rủa xã hội bất công và chán nản với vận mệnh bất lực của mình.
Cuộc đời tôi sao mà lại khổ thế này? Thậm chí tôi còn nghĩ, nếu mua vé số thì số trước, số sau đều trúng thưởng, chỉ cần là của tôi thì sẽ không trúng. Dù có cố gắng thế nào cũng là phí công, tâm tôi có khuynh hướng dần dần xấu đi. Như đã đề cập trước đó, tôi đã từng luyện tập karate, học được một chút kỹ năng, chi bằng tham gia vào xã hội đen lại hay! Tôi đã đi đi lại lại nhiều lần trước khu vực của một tổ chức xã hội đen nằm trong trung tâm buôn bán sầm uất của thành phố Kagoshima.
Cuối cùng, dưới sự trợ giúp của một giáo sư đại học, tôi đã vào làm việc ở một công ty sản xuất sứ cách điện cao áp ở Kyoto. Nhưng làm ở đó một thời gian, tôi mới biết rõ công ty này vô cùng cũ nát hơn nữa còn đối mặt nguy cơ phá sản. Tiền lương thường xuyên chậm trễ, những người lãnh đạo mâu thuẫn lẫn nhau.
Thật vất vả mới có nơi làm việc vậy mà công ty lại rơi vào tình trạng này, cùng đợt vào làm việc tại công ty với tôi còn có mấy bạn cũng mới tốt nghiệp đại học, cứ gặp nhau là lại phàn nàn, bàn bạc bỏ việc. Không lâu sau họ cũng tìm được công việc mới và và lần lượt nghỉ việc mà đi. Cuối cùng chỉ còn lại một mình tôi.
Con người rất là kỳ lạ, một khi bị ép vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, tôi đành thay đổi tâm trí 180 độ, suy nghĩ thoáng hơn, oán trách mãi cũng không được gì chi bằng dồn hết tinh lực vào công việc, đặt toàn tâm toàn ý vào nghiên cứu xem sao. Thế là tôi đem nồi, bát, chậu vào phòng thí nghiệm, tập trung làm thí nghiệm mỗi ngày.
Như một sự phản ánh của việc thay đổi tâm thái, thành quả nghiên cứu cũng bắt đầu xuất hiện. Chứng kiến thành quả tốt, ông chủ khen ngợi tôi, điều này khiến tôi càng thêm tập trung tinh thần làm việc, thế là lại đem lại kết quả tốt hơn. Như vậy là lại đi vào vòng tuần hoàn tích cực.
Cứ như thế, tôi dùng phương pháp riêng của mình, lần đầu tiên tổng hợp thành công và phát triển một loại vật liệu gốm công nghệ cao mới tại Nhật Bản, được sử dụng trong ống chân không của tivi, khi đó tivi vừa mới bắt đầu phổ cập.
Mọi người xung quanh thay đổi cách nhìn đối với tôi. Tôi cảm nhận được ý nghĩa của công việc và giá trị của sinh mệnh đến nỗi cũng không còn để ý đến việc chậm trễ lương nữa. Giai đoạn này tôi đã nắm vững và tích lũy được kỹ thuật và đạt được được chút tiếng tăm, điều này trở thành nguồn vốn quan trọng khi sau này tôi thành lập Kyocera.
Thay đổi tâm tính của mình cuộc đời lập tức chuyển biến, tuần hoàn ác tính chấm dứt, tuần hoàn thiện tính bắt đầu. Qua kinh nghiệm này, tôi hiểu được một chân lý, hết thảy những sự tình gì xảy đến với mình đều là do tâm của mình tạo ra, đây là một nguyên lý mang tính căn bản. Trải qua đủ loại thất bại và khó khăn, tôi đã minh bạch được chân lý xuyên suốt cuộc đời, chân lý này khắc sâu vào đáy lòng tôi.

Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, đã minh bạch rằng vận mệnh của mình do mình tạo ra. Cho dù là thông minh thế nào thì hạnh phúc hay bất hạnh, thất bại hay thành công trong cuộc đời đều không ngoại lệ, cũng là từ tâm mình mà sinh ra. Bản thân mình gieo hạt giống giống nào thì tự bản thân mình sẽ nở hoa, kết trái đó.

Đúng vậy, số mệnh đời người chúng ta là nghiễm nhiên tồn tại, nhưng không phải là không có cách nào kháng cự được số mệnh. Vận mệnh có thể tùy theo sự cải biến của tâm tính chúng ta mà cải biến theo.
Tư tưởng là bút vẽ, cuộc đời là một bức tranh, tư tưởng của mỗi người là khác nhau nên bức tranh cuộc đời của mỗi người cũng khác nhau. Cải biến tâm thái của bạn có thể sẽ đem lại cho cuộc đời bạn một màu sắc rực rỡ!
Biên dịch: Mai Trà, biên tập: Tuệ Minh
Inamori Kazuo (稲盛 和夫 Inamori Kazuo?Đạo Thịnh Hòa Phu) (sinh ngày 30 tháng 1 năm 1932 tại tỉnhKagoshimaNhật Bản) là nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera.
Ông tốt nghiệp đại học Kagoshima năm 1955 rồi thành lập công ty Kyocera năm 1959 mà ngày nay đã phát triển thành một hãng công nghệ cao đa quốc gia có hơn 66 000 nhân viên, sản xuất nhiều dòng sản phẩm từđiện thoại di động, thiết bị văn phòng đến thiết bị năng lượng mặt trời, linh kiện gốm kỹ thuật cao.
Năm 1984 ông lập công ty DDI mà ngày nay là hãng viễn thông KDDI lớn thứ hai Nhật Bản sau công ty NTT Docomo.
Ông dùng tài sản riêng lập Quỹ Inamori vào năm 1984, tổ chức trao Giải Kyoto hàng năm theo mô hình Giải Nobel cho các nhà nghiên cứu có công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học cơ bản, nghệ thuật và triết học.
Sau khi thôi giữ chức chủ tịch hãng Kyocera ông quyết định trở thành nhà sư đạo Phật với pháp danh Đại Hòa. Trước đó tư tưởng nhà Phật có ảnh hưởng rất lớn đến ông khi điều hành công việc kinh doanh của hãng Kyocera. Ông luôn hướng đến việc cống hiến giá trị vật chất và tinh thần cho cuộc sống hạnh phúc của con người, của toàn xã hội. Ông Inamori đã được một số trường đại học Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cống hiến của mình trong lĩnh vực kinh doanh cũng như hoạt động xã hội.
(Theo Wikipedia)
                                                                                                    Theo Đại Kỷ Nguyên

Share:

Tướng do tâm sinh: Phật dạy người luôn nhân hậu, càng lớn sẽ càng xinh đẹp

Cổ nhân xưa có câu: "Tướng do tâm sinh", tức là vẻ bề ngoài của chúng ta có ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách mỗi người.
Con người khi sinh ra dung nhan do cha mẹ đình, nhưng nếu sống từ bi, nhân ái tướng mạo nhất định sẽ cải biến xinh đẹp hơn.
Hãy cùng đọc câu chuyện cổ dưới đây:
Vào những năm triều đại nhà Thanh, có một thư sinh hiếu học lên tỉnh tham gia một cuộc thi. Sau khi làm bài thi xong, anh ta rất hài lòng và ở lại nơi ấy để chờ đợi công bố kết quả.
Một hôm, anh ta đi qua một ngôi chùa nên ghé vào dạo chơi. Trong chùa có một người kiếm sống bằng nghề xem tướng. Thư sinh này đi đến trước mặt vị thầy tướng này và hỏi xem đường công danh của mình sẽ thế nào. Vị thầy tướng nói: “Tướng cốt của thư sinh vừa lạnh lẽo lại vừa mỏng nên sẽ sống nghèo khổ. Cho dù là thư sinh có tài học như Ban Cố hay Tư Mã Thiên, văn hay hơn cả Hàn Dũ và Âu Dương Tu thì cũng rất khó thành danh.
Mới đầu vị thư sinh con không tin, nhưng quả nhiên năm đó anh ta không đỗ thật.Thời gian ngắn sau, thư sinh này lại đi đến ngôi chùa để hỏi về vận mệnh cả đời của mình sẽ như thế nào. Thầy tướng nhìn anh ta và nói: “Tướng cốt của ngài như vậy thì sao có thể nói tốt cho thư sinh được đây? Tuy nhiên, nếu cứ cố gắng để công danh được tốt hơn thì không bằng nỗ lực mà hành thiện, tích âm đức. Như vậy mới có thể cải biến được vận mệnh mà thôi!”
Untitled-1
Nghĩ mãi, cuối cùng vị thư sinh này cũng thông: "Ta từng gặp một số người dạy học, dạy học trò những điều không phải Đạo. Thật là có tội to lớn! Từ hôm nay ta sẽ chăm chỉ nghiên cứu về đạo lý dạy học, thông qua cách này mà tích đức, cũng xem như không đến nỗi nào.”
Ba năm sau, thư sinh lại đi thi. Anh ta đến ngôi chùa tìm vị thầy tướng năm trước. Sau khi nhìn tướng thư sinh, thầy tướng nói: “Thư sinh tinh thần no đủ, tươi sáng, kỳ thi này, thư sinh đỗ đạt là không còn nghi ngờ gì nữa.” Đến lúc công bố kết quả, quả nhiên là vị thư sinh kia đã có tên trên bảng danh niêm yết.
Số mệnh và cả dung mạo của con người đều có thể tốt lên khi người ta tích đức, hành thiện.
Bởi vậy có thể thấy, đức hạnh mới là cội nguồn  hạnh phúc của con người. Vận mệnh của một người tốt hay xấu đều là tự làm tự nhận. Trên đầu ba thước có thần linh! Trong tâm luôn có thiện niệm, đặt tín tâm vào làm thì tuy rằng người khác không nhìn thấy nhưng Thần linh sớm đã biết rồi.
1. Người thường hay từ bi càng lớn càng xinh đẹp, nhìn khuôn mặt cũng không có nét hung dữ, khó gần.
2. Phúc khí thường có quanh thân. Người hay từ bi thì phúc khí luôn luôn đi theo bên mình, càng từ bi, phúc khí sẽ càng tăng lên.
3. Ngủ an lòng. Người từ bi khi đi ngủ liền ngủ được ngay, ngủ thật bình an, không day dứt, sợ hãi.
4. Không độc, chính là làm người từ bi sẽ không bị thuốc độc hại chết. Vì họ sống thiện lương, luôn đối đãi tốt với người, không gây thù chuốc oán, nên cũng không bị người hại.
5. Không bi lửa thiêu. Làm người từ bi sẽ không bị chết cháy.
6. Được hưởng lợi. Chỉ cần là người từ bi thì làm gì cũng sẽ được lợi ích. Người không từ bi, cho dù có nghĩ nát óc, giỏi nịnh nọt, cuối cùng cũng sẽ không kiếm được lợi lộc gì.
7. Được mọi người yêu thích, chính là người khác khi nhìn thấy bạn liền cảm thấy vui vẻ, thấy bạn thật thiện lương, hòa ái, và sẽ nguyện ý kết giao với bạn.
8. Được trời đất che chở. Một người có lòng từ bi sẽ được Bồ Tát, Thần Phật, trời đất bảo hộ. Nếu không được Bồ Tát phù hộ thì ắt hẳn là người chưa tốt. Hiện nay chân chính từ bi có được mấy người. Làm người từ bi cũng không phải chuyện dễ, cần phải có thêm sự bao dung, độ lượng.

Share:

Tóm tắt Ngũ luân thư - cội nguồn chiến lược kinh doanh của người Nhật


Share:

Kiếm thuật Nhật Bản

Kiếm pháp Phù Tang trọng cái "tinh – thành thuộc" hơn là cái "xảo – kỳ ảo", cũng có nhiều cao thủ Phù Tang nổi danh nhờ cái xảo tuy nhiên cái tinh bao giờ cũng thắng thế.


Một kiếm khách khả dĩ có thể gọi là cao thủ nếu anh ta thoả mãn những yếu tố sau : nhanh - độc - chuẩn - ổn. "Tốc độ" là yếu tố kiến quyết hàng đầu, địch bất động ta bất động nếu địch động ta động trước, những cái động đó chỉ trong chớp choáng vì vậy đòi hỏi kiếm thủ phải có một sự tập trung cao độ. Cao thủ giao chiêu chỉ một sơ sót nhỏ có thể phải hối hận, chậm hơn đối phương một chút là đã có thể mất đi nhiều tiện nghi, khi đã mất đi ưu thế ban đầu thì khó lòng mà thủ thắng. Thứ đến phải nói là "hiểm độc", phải đánh vào điểm yếu, tử huyệt của đối phương. Chỉ cần đánh trúng cho dù là nhẹ cũng đủ giết người, đó là lý do tại sao những cao thủ võ công cao cường đều lấy yết hầu của đối phương làm mục tiêu (yết hầu là khoảng nằm giữa thân người và đầu, nôm na gọi là cần cổ ). Dĩ nhiên mục tiêu như thế thì khó mà đánh trúng được nhất là đối phương cũng di động chứ không phải là cái bia để cho ta xỉa  , nhất là với tốc độ cao, cho nên cần phải "chuẩn – chính xác". Mà muốn như vậy thì võ công phải "tình – thành thuộc", ra tay không hề sai lạc, những chiêu thức các kiếm thủ có khi luyện tập đến hàng ngàn vạn lần nguyên do là đó. Và cuối cùng là "ổn". Ở đây chính là sự ổn định về tâm lý. Ra tay nhanh, độc, chuẩn và bảo đảm ba yếu tố trên mọi lúc mọi nơi. Tâm lý ổn định, ý chí kiên quyết, đã xuất chiêu là không ngần ngừ, biến đổi giữa chừng. Cao thủ đối chiêu nếu có vấn đề về tâm lý hầu như là cầm chắc thất bại, cho nên các kiếm khách thường lấy sự "vô tình" để làm chuẩn cho sự "ổn định" của mình. Họ không dám có tình cảm vì tình cảm sẽ làm cho họ mềm yếu, vợ con gia đình sẽ làm cho họ phân vân mà đó chính là những yếu tố dẫn đến sự mất ổn định về tâm lý. Có chuyện (mà cũng có thể là có thật) cả gia đình kiếm khách đều tự sát để cho người kiếm khách có thể ra đi mà không còn bị bất cứ một sự ràng buộc vướng bận nào (có hơi tàn nhẫn). Biết anh hùng trọng anh hùng, các kiếm sĩ trước khi giao chiến thường có tình huống hoàn thành tâm nguyện lẫn nhau, giúp cả hai tháo gỡ những vấn đề về tâm lý để có thể thi đấu thực hơn và toàn tâm toàn ý hơn. 

Mạn phép bàn sơ qua một chút về vũ khí.
-- Vũ khí dĩ nhiên có dài có ngắn, tùy thuộc vào loại võ công. Vũ khí dài thiện dụng cho các loại võ công cương mãnh, phạm vi tấn công rộng rãi, khống chế toàn cục, thể hiện một tính cách chính trực, rộng rãi.
-- Vũ khí ngắn thiện dụng cho các loại võ công lấy tốc độ và cái xảo, cái hiểm làm đầu. Chính vì vũ khí nhẹ nên kô thể trực tiếp đương đầu với đối phương. Đã thế thì phải ra tay nhanh, hiểm độc, dùng nhiều kỳ chiêu khiến đối phương không thể biết đường đón đỡ.
-- Một tấc dài một tấc lợi, một tấc ngắn một tấc hiểm. Vũ khí nào cũng có cái hay và cái lợi riêng của nó, sử dụng vũ khí cũng phải phú hợp với tính cách con người thì mới có thể phát huy được võ công đến cực hạn. Phái yếu và những ai có tâm địa thâm hiểm, âm trầm thì thường lựa cho cho mình những vũ khí ngắn. Phụ nữ lựa chọn vũ khí ngắn phần cũng vì thể lực và thể hình của họ không phù hợp với những vũ khí dài cồng kềnh khi sử dụng phái tốn hao nhiều sức. Người có tâm địa thâm trầm, âm hiểm… chọn vũ khí ngắn (tất nhiên không phải tất cả đều như thế) vì nó hợp với tính chất của võ công của họ, vũ khí ngắn thì đòi hỏi cái xảo – kỳ ảo nhiều hơn.

 

 
Share:

Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ

Đông y đã chỉ ra rằng, dưới cánh tay có nhiều huyệt và kinh mạch kết nối với nội tạng.

sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
Chất độc trong cơ thể mỗi người giống như hạt cát bên sông, khi tắt nghẽn ngăn thành các hố nước, chúng tôi tổng hợp những bộ phận cơ thể thường bị độc nhiễm độc: “ Hốc nách, hốc khủy tay, hốc đầu gối” thường xuyên vỗ đều, xoa bóp những vị trí này trên cơ thể, độc tố có thể dần dần bài trừ đi rất nhiều.
sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
Vỗ hốc nách để giải nhiệt cơ thể
Nhắc đến nách, nhiều người nghĩ rằng đây là vùng có mùi hôi cơ thể, và những mùi khó chịu ở nách chính là “nước thải” được cơ thể bài tiết ra bên ngoài. Hốc nách được y học cổ truyền xem là một trong những điểm quan trọng nhất trong bát huyệt giải độc Tâm Kinh, có thể xoa dịu tâm trạng cũng như bài trừ hỏa nhiệt trong tim gan. Vì vậy, nên thường xuyên vỗ vào vị trí này, đặc biệt với những ai thường dễ lo lắng, cáu kỉnh, và bốc hỏa trong người, thì vỗ nách, được xem là một liệu pháp tinh thần và sức khỏe để con người bình tĩnh lại.
Vỗ hốc khủy tay có thể loại bỏ độc tố trong thận và điều hòa nhịp mạch tim phổi:
sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
Hốc khủy tay là phần kinh tuyến dày mạch, phân biệt có kinh phổi, màng ngoài tim, 3 kinh tuyến trung tâm, vì vậy thường xuyên xoa bóp vỗ nhẹ hốc khủy tay để giảm thiểu những rối loạn tuần hoàn tim phổi và bài trừ chất độc, nếu bạn thường bị đau họng có đờm, thở khò khè, ho ra máu, loét miệng, mất ngủ và các chịu chứng hô hấp khác, nguyên nhân chính là do trái tim và lá phổi của bạn bị nhiễm nhiệt tính.
Bạn có thể sử dụng “dầu chu sa” liên tục vỗ đều vị trí này trong vòng 5-10 phút. Sau đó sẽ xuất hiện vết bầm màu xanh, đỏ, tím, đen và các độc tố chất phản ứng ra những gam màu sắc khác nhau. 1-2 tuần vỗ một lần, có thể hỗ trợ phát thải.
Nhiều người rất khó ngủ, càng kích động càng khó ngủ hơn, không ngừng trở mình trên giường. Hãy “vỗ” nhẹ hốc khủy này để đả thông kinh mạch giúp giấc ngủ dễ dàng chìm sâu.
sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
Vỗ hốc khủy chân bài trừ ẩm độc:
Tại hốc khủy chân có một điểm quan trọng được gọi “uy trung huyệt”, thông qua bàng quang. Bàng quang là kệnh nước lớn nhất giúp cơ thể giải độc và “uy trung huyệt” chính là “cống bài tiết” trên kênh này.
Nếu một cửa cống bị chặn, do ẩm ướt, khí thải không thoát ra ngoài, sẽ khiến cho cơ thể con người hình thành nhiệt độc, nhiệt độc tồn tại trong cơ thể một thời gian, hình thành các khối u. Khi bị nhiễm lạnh, ẩm ướt chúng lại càng không thể thoát ra bên ngoài, dẫn đến viêm khớp. Vì vậy, bạn phải thường xuyên thanh lọc cơ thể, để đảm bảo chất độc không ứ đọng trong cơ thể như vậy tinh thần mới thoài mái và bình tĩnh.
sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
sgfgf Thần y mách: Đều đặn vỗ ở đây mỗi ngày, độc tính trong thận, đường ruột, gan dần dần sẽ biến mất sạch sẽ
Cũng có thể sử dụng chu sa vỗ nhẹ trong 5-10 phút, cho đến khi bầm tím, phản ứng bệnh cấp tính hay các bệnh lý sẽ biểu hiện ra ngay. 1-2 tuần vỗ một lần, cơ thể có thể thông qua tự điều trị mà đào thải các độc tố và chất thải ra bên ngoài. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy áp lực, cũng có thể áp dụng phương pháp này để thư giãn gân cốt và đầu óc.
___________________________
Theo Trí thức trẻ
Share:

Lưu trữ Blog

Featured Post

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách ch...

Theme Support