• This is default featured slide 2 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 3 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 4 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

  • This is default featured slide 5 title

    Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC JUDO TRONG CẠNH TRANH

Bài viết này trao đổi về áp dụng các chiến lược và chiến thuật của môn võ Judo (nhu đạo) trong kinh doanh (gọi tắt là chiến thuật Judo). Gần đây hai tác giả người Mĩ là David Yoffie và Mary Kwak đã nghiên cứu nguyên lí và chiến thuật của môn võ Judo và áp dụng trong kinh doanh như thế nào?
Theo Kano - Tổ sư của môn võ này thì Judo là trước hết nhường bước để giành thắng lợi cuối cùng. Về cơ bản Judo là trận đấu về kĩ năng chứ không phải sức mạnh. Các đấu thủ kinh doanh thường dùng lực cần thiết tối thiểu khi ra đòn. Sử dụng toàn bộ sức mạnh để quật ngã đối thủ là trái với nguyên tắc của môn võ này.
Chiến lược Judo trong kinh doanh
Các nguyên tắc của Judo có thể được phát triển thành các chiến lược kinh doanh có thể dùng để tạo lợi thế trong cạnh tranh tấn công các công ty lớn mạnh hơn và phòng thủ khi bị các công ty khác tấn công.

Chiến thuật di chuyển
Kết quả hình ảnh cho judo putin
1. Dấu kín các bước đi 
Khi mới ra nhập thị trường và sức còn yếu, doanh nghiệp không nên thu hút quá nhiều sự chú ý của các đối thủ. Hãy giữ kín lực lượng tránh đối đầu với các đối thủ khi mình chưa đủ sức. Điều này đặc biệt dùng trong các ngành có chi phí cố định lớn, doanh nghiệp rất kỹ chuyện doanh thu giảm hay chi phí cơ hội của các  tấn công các đối thủ mới xuất hiện thấp (chẳng hạn bằng cách giảm giá trong 1 số đoạn thị trường). Các đối thủ được chọn tấn công sẽ là các công ty gây chú ý nhiều nhất.
Tuy nhiên, doanh nghiệp mới muốn phát triển được khách hàng, đối tác biết đến và như vậy có sự mâu thuẫn. Song áp luận trên cơ bản vẫn đúng, doanh nghiệp vẫn có cách khéo léo để tạo được uy tín và danh tiếng cho mình mà không lo liệu có khiêu khích đối thủ để bị tấn công hay không. Doanh nghiệp mới nên tạo một dáng dấp hiền lành đến mức có thể làm cho đối thủ không nhận ra hoặc nhận ra nhưng lại cho là không nguy hiểm.
Công ty Transmentada dấu kín các kế hoạch và hoạt động của công ty từ khi ra đời năm 1995 đến tháng giêng năm 2000 tổ chức một chiến lược rầm rộ giới thiệu bộ xử lý crusoe. Lãnh đạo công ty giải thích sở dĩ họ phải im hơi lặng tiếng trong nhiều năm như vậy vì họ đang cạnh tranh với Intel một "đại ca của các đại ca trong làng cạnh tranh." Cuối năm 2000, Transmentada được niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá trị thị trường lên tới 6 tỉ đô la.

2. Xác định lại nội dung cạnh tranh
Giấu kín lực lượng về cơ bản là phòng thủ. Tuy nhiên doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển phải chuyển sang chiến lược tấn công. Đa số các nhà vô địch trong thể thao và kinh doanh đều thành công nhờ một vài thế mạnh và cạnh tranh với họ trên các thế mạnh này là rất khó. Tuy nhiên, họ sẽ có những điểm yếu vì đã tập trung đầu tư tự nhiên vào thế mạnh. Muốn đánh bại họ phải tìm ra các điểm yếu này và tập trung vào đó.
Doanh nghiệp phải chuyển cuộc chiến ra khỏi lãnh địa của đối thủ, tạo ra những luật lệ cạnh tranh mới, đưa ra các tiêu chuẩn mới, nhằm vào các khách hàng mới, dùng các kênh phân phối mới… Công ty Intuit chuyên sản xuất phần mềm quản lý tài chính cá nhân là một ví dụ áp dụng thành công chiêu thức này. Công ty không tạo ra sản phẩm với nhiều thuộc tính khác nhau mà chỉ tập trung vào một số ít các công cụ chính thường xuyên sử dụng và tạo ra một sản phẩm có tác dụng nhanh và dễ sử dụng. Khách hàng đổ xô vào mua sản phẩm của Intuit trong khi các đối thủ vẫn mắc kẹt trong cung cách tư duy càng nhiều càng tốt.
3. Nhanh chóng xung phong.
Dùng hai chiêu thức trên sẽ tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội và doanh nghiệp phải tận dụng cơ hội này trước khi đối thủ lớn hơn nhận ra sự nguy hiểm và sử dụng thế mạnh áp dụng để triệt tiêu. Doanh nghiệp cần cũng có địa vị thị trường bằng cách tấn công cấp tốc và nhanh chóng.
Công ty Palm chuyên sản xuất đóng máy tính cầm tay vẫn dùng rất thành công chiêu thức này. Để luôn đi trước Microsoft, Palm cố gắng di chuyển bằng cách ít nhất hàng năm đưa ra sản phẩm mới. Công ty không đưa ra những đột phá trong sản phẩm mới mà chỉ cải tiến từng bước.
Chiến thuật giữ thế thăng bằng
Hình ảnh có liên quan
1. Ghìm giữ đối thủ.
Bằng cách ghìm giữ đối thủ, doanh nghiệp có thể tấn công trong cạnh tranh nhờ tránh đối đầu không cần thiết. Có nhiều cách để ghìm giữ đối thủ để tránh đối đầu trong tương lai doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp muốn hạn chế đối thủ phát triển năng lực có thể tìm cách để họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Các hàng sản xuất đồ điện tử dân dụng Nhật bản đã ghìm giữ được đối thủ Mỹ mạnh khi để họ sản phẩm của mình dưới nhãn hiệu của đối thủ.
2. Tránh ăn miếng trả miếng.
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp tránh đối đầu, đối thủ có thể vẫn tấn công. Khi đó giữ thế thăng bằng sẽ khó vì doanh nghiệp có xu hướng giảng trả các đòn tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, đối đầu trực tiếp dẫn đến một cuộc chiến ăn miếng trả miếng chỉ là giải pháp cuối cùng trong chiến lược Judo.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ đối thủ và năng lực của mình để tìm ra các biện pháp đáp trả có lời nhất. Chọn các phương án phát huy được thế mạnh của mình và không ảnh hưởng  đến các thế mạnh đó. Chỉ đáp trả lại đối thủ khi không dẫn dến tình trạng đối đầu leo thang.
Ebayđã thành công khi tránh đối đầu với các đối thủ như Yahoo!, Amazon và giữ được thăng bằng khi cạnh tranh theo cách của mình. Ebay không theo các bước đi của đối thủ, ví dụ như Yahoo! cho miễn phí dịch vụ đấu giá hay không quảng cáo tràn lan trên mạng như các đối thủ khác. Công ty chọn cách như tăng cường marketing trực tiếp. Bằng cách đó, Ebay kiểm soát được chi phí, duy trì tình hình tài chính lành mạnh và đến năm 2000, mức giao dịch của Ebay cao gấp 25 lần so với Yahoo!
3. Đẩy khi bị kéo
Hai chiến thuật ghìm giữ đối thủ và tránh ăn miếng trả miếng giúp doanh nghiệp giảm khả năng bị tấn công hoặc hạn chế tồn tại khi bị tấn công. Chiến thuật đẩy khi bị kéo giúp doanh nghiệp sử dụng bằng cách dùng sản phẩm, dich vụ, hoặc công nghệ của đối thủ phản công lại đối thủ.
Một ví dụ điển hình của dùng thành công chiến lược này là công ty Drypers chuyên sản xuất tã trẻ em. Công ty này ra đời vào những năm 80 và thách thức P&G là công ty lớn nhất trên thị trường. Khi Drypers tiếp cận thị trường bang Texas, P&G đã phản ứng quyết liệt bằng cách in và phân phối rộng rãi Cupon. Khách hàng mua mới gói tã trẻ em trình ra một Cupon sẽ được giảm giá 2 đôla. Rõ ràng P&G quyết định tiêu diệt Drypers. Drypers không thể in và phân phát một lượng lớn Cupon như P&G đã làm. Giám đốc điều hành Dave Pittasi sau khi đọc xong một cuốn về món võ Judo đã đưa ra một chiêu thức đối phó vô cùng lợi hại. Công ty cho quảng cáo trên ti vi rằng khi mua tã Drypers mà có Cupon của P&G thì khách hàng cũng được giảm giá như khi mua của P&G. Ngay sau đó doanh thu của Drypers tăng vọt và công ty phải sản xuất hết công suất mởi đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4. Chủ động ngã
Khi một hoạt động kinh doanh gặp quá nhiều khó khăn hoặc khi bị đối thủ chèn ép, doanh nghiệp có thể chủ động rút lui để tìm hướng đi mới. Cả doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ đều nên chủ động ngã khi cần thiết.
Khi Ryanair ra đời năm 1986 đã đề ra chiến lược thâm nhập thi trường bằng giá thấp hơn đối thủ. Tuy nhiên, sau đó các đối thủ mạnh là British và Aerlingus đã phát động một cuộc chiến về giá và đồng loạt giảm giá 20%. Đến năm 1992, công ty lại có lại và duy trì được tình hình này trong suốt những năm 90. Bài học mà Ryanair có được là: Hãy rút lui trên mặt trận bị thua và mở ra một mặt trận khác.
Ba chiến thuật sử dụng đòn bẩy
Kết quả hình ảnh cho judo putin
1. Dùng tài sản của đối thủ làm đòn bẩy.
Các tài sản của đối thủ dù là hữu hình như máy móc, nhà xưởng hay vô hình như nhãn hiệu hay bản quyền đều có thể sử dụng để chống lại chính đối thủ đó. Các tài sản phải đầu tư lớn đều tạo ra rào cản đối với thay đổi và doanh nghiệp có thể dùng rào cản này làm đòn bẩy
Đầu những năm 80 công ty Nitendo có 80% thị phần trên thị trường trò chơi điện tử ở mỹ, trong khi đó Sega chỉ chiếm 7%. Một tài sản lớn của Nitendo là nhãn hiệu với tư cách là nhà sản xuất các phần mềm có tính giáo dục không bạo lực. Các phần mềm công ty sản xuất được coi là phần mềm gia đình phù hợp với tất cả các lứa tuổi. Sega đã lợi dụng tài sản này của Nitendo làm đòn bẩy giành thị phần. Sega cho ra đời các phần mềm có tính bạo lực thậm chí hơi khiêu dâm nhẹ nhàng nhưng hấp dẫn hơn đối với các đối tượng là thiếu niên và người lớn. Nitendo gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu làm theo Sega thì sẽ tự phá hoại nhãn hiệu của mình với tư cách là nhà sản xuất tin cậy các gia đình, chuyên sản xuất các trò chơi lành mạnh còn nếu không sẽ mất thị phần vào tay đối thủ. Phải 2 năm sau Nitendo mới quyết định định vị lại thị trường khi đó Sega đã kịp mang thị phần của mình lên 50%.
2. Dùng đối tác của đối thủ làm đòn bẩy.
Các đối thủ lớn thường có một số lượng lớn các đối tác, các nhà phân phối, nhà sản xuất sản phẩm dùng kèm v.v... và đấy cũng chính là một nguồn tạo thế mạnh cho họ. Bằng cách tạo ra mâu thuẫn giữa họ với đối tác của họ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiến thắng trong việc tạo đòn bẩy để tiến lên.
Một ví dụ kinh điển là thành công của Pepsi-Coca với Coca-Cola khi ra thị trường những năm 30 thế kỉ trước. Coca-Cola khi đó rất mạnh và có nhiều đối tác thực hiện việc đóng chai cho công ty. Pepsi đưa ra thị trường loại chai to hơn Coca-Cola và nhanh chóng tăng thị phần. Tuy nhiên, Coca-Cola không thể làm như thế được vì hầu hết các đối tác của Coca-Cola đã đầu tư rất nhiều vào các thiết bị đóng chai cỡ nhỏ và nếu tìm các nhà đóng chai mới sẽ làm mất lòng các nhà đóng chai hiện có.
3. Dùng đối thủ của đối thủ cạnh tranh làm đòn bẩy
Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Có thể dùng rất nhiều cách để sử dụng đối thủ của các đối thủ cạnh tranh làm đòn bẩy. Doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như: Netcape đã sản xuất một phần mềm chạy trên hệ điều hành Unit, đối thủ cạnh tranh chính của Windows NY. Doanh nghiệp có thể liên kết mình với đối thủ của đối thủ cạnh tranh như trường hợp JVC liên kết với các đối thủ của Sony như Hatachi, Sharp, Sanyo, Toshiba để chống lại Sony.
Thay lời kết
Mười chiến thuật là ví dụ minh họa việc vận dụng chiến lược Judo trong kinh doanh. Để thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm ra nhiều chiến thuật mới và luôn biến hóa trong việc áp dụng các chiến thuật. Hi vọng là bạn đọc sẽ tự liên hệ trong kinh nghiệm thực tiễn của mình để thấy doanh nghiệp của mình và các doanh nghiệp khác vận dụng chiến lược như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh?
Trích lược Sách“Chiến lược Judo: Biến sức mạnh của đối thủ cạnh tranh thành lợi thế cho mình" của David Yoffie và Mary Kwak
Share:

Lý Tiểu Long & 4 nguyên tắc rèn luyện tinh thần, thái độ sống

Huyền thoại Lý Tiểu Long vang danh khắp nơi không chỉ nhờ vào tài năng diễn xuất và kỳ tài võ học của ông, mà còn bởi uy tín và triết lý sống đáng ngưỡng mộ.

Cái nhìn về cuộc đời và phong cách sống của Lý Tiểu Long đã và đang là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trên toàn thế giới.
Sinh thời, võ sư Lý luôn mang bên mình một cuốn sổ để ghi chép lại những suy nghĩ và quan điểm quan trọng đúc kết được khi quan sát cuộc sống hàng ngày. Gần đây, những ghi chép ấy được phục hồi và công bố rộng rãi. Trong số những ghi chép ấy, là 4 nguyên tắc, suy nghĩ mà Lý Tiểu Long dùng để rèn luyện tinh thần, thái độ và cơ thể trong cuộc sống này.

1/ Sức mạnh ý chí và cảm xúc

Lý Tiểu Long - elle man
Tôi hiểu được sức mạnh của ý chí chính là sức mạnh tối cao của tất cả những suy nghĩ trong đầu, tôi sẽ luyện tập ý chí mỗi ngày để khi cần, nó sẽ thôi thúc tôi vận dụng vào bất cứ mục đích nào, và tôi sẽ hình thành một thói quen là vận dụng sức mạnh ý chí vào hành động ít nhất mỗi ngày một lần.
Tôi nhận ra cảm xúc của bản thân luôn bao gồm tích cực lẫn tiêu cực, và tôi sẽ tạo lập những thói quen khuyến khích cho những cảm xúc tích cực phát triển và giúp bản thân chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành những dạng hành động hữu ích.
Lý Tiểu Long - sức mạnh ý chí & cảm xúc - elle man
Hãy rèn luyện thói quen vận dụng sức mạnh ý chí vào hành động ít nhất mỗi ngày/lần. Ngoài ra, hãy chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành những hành động hữu ích.

2/ Về lý trí, sự tưởng tượng  sáng tạo và rèn luyện trí nhớ

Tôi nhận ra cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân sẽ gây nguy hiểm nếu chúng không được dẫn dắt tới những điều bản thân khao khát, tôi sẽ dâng trọn những khao khát và mục đích của bản thân cho lý trí, và từ đó chính bản thân tôi cũng sẽ được dẫn dắt bởi lý trí và tìm ra hướng đi đúng đắn.
Nhận thức được sự cần thiết của những kế hoạch và ý tưởng cho việc đạt được mong muốn của mình, tôi sẽ phát triển sự tưởng tượng bằng việc kêu gọi sự xuất hiện của nó trong trí não hàng ngày để phục vụ cho việc lên những kế hoạch. Trực giác sáng tạo gợi mở suối nguồn bên trong một người đàn ông, thắp lên ánh sáng nội tâm, điều đó hoàn toàn miễn phí và vô hạn.
Tôi hiểu tầm quan trọng khi sở hữu một trí óc tỉnh táo và trí nhớ minh mẫn, tôi sẽ khuyến khích bản thân luôn sở hữu một trí óc như vậy bằng cách gây ấn tượng rõ ràng với những suy nghĩ mà mình muốn gợi nhớ. Và tôi sẽ liên kết những suy nghĩ đó với những chủ thể có liên quan một cách thường xuyên để xây dựng một trí nhớ tốt.
Lý Tiểu Long - lý trí, sự tưởng tượng và trí nhớ - elle man
Lý Tiểu Long: “Tôi dâng trọn những khao khát và khao khát bản thân cho lý trí… Và rèn luyện trực giác sáng tạo để gợi mở suối nguồn bên trong, tháp lên ánh sáng nội tâm”.

3/ Về tiềm thức và lương tâm của con người

Lý Tiểu Long - elle man

Nhận thức được sức ảnh hưởng của tiềm thức lên trên sức mạnh ý chí, tôi sẽ quan tâm đến việc họa ra một bức tranh rõ ràng về mục đích trọng yếu trong cuộc sống và cả những mục đích thứ yếu để phục vục cho mục đích trong yếu. Tôi sẽ luôn giữ bức họa này trong tiềm thức một cách liên tục bằng cách lặp đi lặp lại hàng ngày.

Nhận ra rằng những cảm xúc của bản thân thường trở nên thái quá khi nhiệt tình, còn lý trí của tôi lại quá sắc lạnh. Điều đó khiến tôi phải kết hợp cả hai lại với nhau, sự công minh đi kèm với lòng nhân từ khi đưa ra những phát xét hay đánh giá. Tôi sẽ để lương tâm của bản thân mách bảo điều gì đúng hoặc sai, và tôi sẽ không bỏ qua những xác quyết từ lương tâm, bất chấp cái giá phải trả từ việc đó lớn như thế nào.
Lý Tiểu Long - tiềm thức và lương tâm của con người - elle man
Lý Tiểu Long: “Tôi sẽ để lương tâm của bản thân mách bảo điều gì đúng hoặc sai”.

4/ Sự hiểu biết về cuộc sống

Bạn sẽ không bao giờ nhận được nhiều hơn những gì bạn mong muốn từ cuộc sống này. Hãy tập trung những suy nghĩ vào những gì bạn muốn và những gì không muốn. Quan sát một cách từ tốn những gì đang diễn ra bên trong nội tâm. Về góc nhìn tâm lý thì “Không ai có thể làm bạn tổn thương trì khi bạn cho phép họ làm thế”.
ly-tieu-long-featured-1-elle-man
Lý Tiểu Long: “Không ai có thể làm bạn tổn thương trì khi bạn cho phép họ làm thế”.
Share:

Bài tập thở 60 giây giúp dễ ngủ

Bạn hay căng thẳng tại nơi làm việc hay đêm trằn trọc mãi không ngủ được? Kỹ thuật thở 4-7-8 của tiến sĩ người Mỹ Andrew Weil có thể giúp bạn. 

Tiến sĩ Andrew Weil từng được đào tạo tại trường Harvard, hiện sống tại Tucson, Arizona, Mỹ. Ông đưa ra hướng dẫn kỹ thuật mới được gọi là "thở thư giãn", thực hiện hai lần một ngày, có thể giảm căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ.
Kỹ thuật này là một phương thuốc giảm căng thẳng tự nhiên cho hệ thần kinh, nó mô phỏng phương pháp thở của yoga và thiền, giúp cơ thể thư giãn.
Theo kênh YouTube của tiến sĩ Weil: "Bài tập thở theo nhịp 4-7-8 cực kỳ đơn giản, không tốn thời gian, không yêu cầu dụng cụ gì và có thể thực hiện ở bất cứ đâu".
ky-thuat-tho-8431-1430793496.jpg
 Tiến sĩ Andrew Weil hướng dẫn về kỹ thuật thở 4-7-8. Ảnh: YouTube. 
Tiến sĩ Weil khuyên bạn làm theo những hướng dẫn dưới đây hai ngày một lần, trong 6-8 tuần, cho đến khi bạn hoàn toàn thành thục kỹ thuật này:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành tiếng gió.
- Bước 2: Khép miệng và nhẹ nhàng hít vào qua mũi, đếm nhẩm từ 1 đến 4.
- Bước 3: Giữ hơi thở lại và đếm từ 1 tới 7.
- Bước 4: Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành âm thanh như tiếng gió, đếm nhẩm từ 1 đến 8.
Cả quá trình từ bước 1 tới bước 4 là hoàn thành một lần thở. Sau khi thực hiện xong, bạn làm lại chu kỳ trên 3 lần cho tới khi thực hiện được 4 lần thở.
"Nhớ rằng bạn luôn hít vào nhẹ nhàng qua mũi và thở ra thật rõ qua miệng. Đầu lưỡi của bạn cần đặt ở một vị trí (thường là ở chân răng hàm trên) suốt cả quá trình hít - thở", tiến sĩ Weil nhấn mạnh.
"Toàn bộ thời gian bạn dành cho mỗi bước không quan trọng, tỉ lệ 4:7:8 khi hít vào, thở ra hay nín thở mới cần lưu ý", ông nói thêm. 
Phần quan trọng nhất trong quá trình này là giữ hơi thở trong 8 giây. Việc giữ hơi thở này cho phép oxy đầy phổi bạn và sau đó giúp tuần hoàn máu được hiệu quả khắp cơ thể. Sự gia tăng oxy này có thể mang lại tác dụng thư giãn.
Tập trung vào hơi thở có thể làm bạn quên đi những ý nghĩ căng thẳng và cho phép bạn hướng chú ý tới sự bình lặng.
Có những điểm tương đồng giữa kỹ thuật này với việc thực hành thiền chánh niệm và yoga - đó là đều sử dụng kỹ thuật thở để tập trung tâm trí.

Vương Linh (Theo Independent)
Share:

Tập luyện kết hợp thở đúng cách để giảm thiểu các nguy cơ tai biến! Chauminhhay's Blog

Thời gian qua, không ít bạn trẻ nêu thắc mắc: vì sao nhiều võ sư có trình độ võ thuật khá cao lại rơi vào tình trạng tai biến dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí rất xấu?
Như chúng ta đã biết. việc hít thở là một phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể. Con người có thể nhịn ăn hàng tuần, thậm chí có trường hợp cá biệt nhịn ăn cả tháng vẫn sống, nhịn uống vài ngày vẫn có thể sống, nhưng nhịn thở thì ngoài một vài trường hợp của các “cao nhân” về Yoga thì nhìn chung không ai nhịn thở được vài phút!
Từ đó cho thấy sự quan trọng về thở đối với sự sống của con người là như thế nào.
Thường thì các vận động viên thể thao, những người luyện tập các môn có liên quan đến vận động cường độ cao thường có xu hướng hít thở nhanh (thở nông) đồng thời ít quan tâm đến việc hơi thở tác động thế nào đến hô hấp và tuần hoàn.
Vài giải thích sau đây sẽ cho ta cái nhìn toàn cục về tác dụng của hít thở đối với cơ thể con người nói chung, và những người luyện tập các môn có cường độ cao về vận động nói riêng, để từ đó chúng ta có được lời giải về thắc mắc như đã nêu và cũng rút ra bài học lưu ý cho vấn đề này, nhằm giảm thiểu các tai biến do luyện tập mà ra.
Trước hết. không ai có thể phủ nhận rằng việc hít thở là chúng ta đã làm một công đoạn được lập lại liên tục, thường xuyên, không ngừng nghỉ nhằm đưa khí vào bên trong cơ thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của chúng ta trong tất cả các hoạt động.
Khí, khí lực là sức sống con người, từ hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, vận động, tư duy mà tạo nên. Nguồn cơ bản của khí là dưỡng khí, một thành phần quyết định của không khí, trong bầu khí quyển của quả đất ta đang sống,
Thở, hít vào và thở ra là thu nạp dưỡng chất, loại bỏ chất độc, để nuôi dưỡng cơ thể, là việc làm từ khi ra đời cho đến khi chết, tắt thở!
Chúng ta hãy quan sát hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim có hai buồng trái và phải, được ngăn cách bằng một vách.
Tim trái (bơm) đẩy máu đỏ có nhiều dưỡng khí và chất bổ dưỡng vào hệ động mạch đến nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Tại đây sau khi làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng, máu đỏ sẽ nhận lấy chất cặn và thán khí rồi trở thành máu đen và theo hệ tĩnh mạch để trở về tim phải. Máu đen từ tim phải được đẩy lên phổi len lỏi trong các mạch máu thật nhỏ bao quanh phế nang. Lúc chúng ta hít vào sẽ mang không khí vào tận hệ thống các phế nang. Sự trao đổi khí và máu tại đây sẽ làm máu đen nhiều thán khí trở thành máu đỏ nhiều dưỡng khí. Máu đỏ lại trở về tim trái và bắt đầu một chu trình mới.
Chúng ta cần chú ý sự trao đổi khí tại các phế nang có hoàn toàn hay không? Điểm chính là ở thì thở ra. Khi chúng ta thở sạch ra hết những khí cặn ở các túi phế nang thì đường dẫn khí (từ mũi, khí quản, phế quản lớn, phế quản tận, các phế nang) mới trống trải, thì lúc hít vào không khí sạch mới đi vào tận các phế nang để quá trình trao đổi khí tốt.
Còn nếu trong thì thở ra, chúng ta thở ra không hết, số không khí cặn vẫn choán chỗ ở các túi phế nang thì không khí trong sạch không vào đến các phế nang được, sự trao đổi khí tại phế nang sẽ không đạt yêu cầu. Lúc đó tại phế nang, cơ thể không nhận được không khí sạch, đồng thời trong cơ thể cũng không thải được chất cặn bã, chất độc, thán khí ra ngoài. Máu đến phổi đen rồi khi trở lại tim trái máu vẫn chưa thực sự đỏ. Cuối cùng là cơ thể chúng ta không được nuôi dưỡng mà còn bị ngộ độc. Càng tập lâu ngày với kiểu hít thở nhanh (thở nông) thì cơ thể càng bị ngộ độc nặng hơn, máu đen chưa đủ thời gian tiếp nhận dưỡng khí để chuyển hóa thành máu đỏ lưu thông trơn tru, cứ như vậy dồn dập tạo nên những cục máu, những mảng máu đặc quánh nằm tắt nghẽn trong mạch máu, điều này đã gây nên các tai biến mà chúng ta thường thấy! .
Một điều quan trọng nữa cần lưu ý. Trong khi hít vào, không những không khí đi vào phổi mà còn có một số khí đi vào trong dạ dày. Khi thở ra, chúng ta phải cố gắng thở bằng hết khí từ các phế nang, và phải tống sạch các khí trong dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng. Nếu chúng ta thở ra không hết lượng khí ở dạ dày, thì càng tập mà thở nông, thì khí càng ứ ở dạ dày nhiều hơn.
Giữa bụng và ngực của chúng ta được ngăn cách bằng một màng dày, chắc, gọi là cơ hoành. Cơ hoành chỉ chừa những lổ kín để các mạch máu lớn đi qua. Bên trên là tim rồi đến cơ hoành ngăn cách, sát bên dưới là dạ dày. Như vậy nếu dạ dày bị chứa đầy hơi do động tác thở ra của chúng ta không tích cực sẽ chèn ép cơ hoành lên tim gây tình trạng nặng ngực, khó thở, mệt, tim đập nhanh…Áp lực máu ở vùng đầu mặt tăng lên gây cảm giác nặng đầu, nóng mắt. Cơ thể tích lũy nhiều thán khí sẽ gây những biến đổi sinh học tạo cảm giác nóng trong người. Người tập hít thở sai, khiến hệ thần kinh bị kích thích sẽ có cảm giác rất khó chịu  !
Từ suy nghĩ trên, chúng ta có thể áp dụng phương pháp hít thở đúng cách khi luyện tập võ thuật, khí công, nội công kể cả tập các môn vận động khác để cho có kết quả và được an toàn.
Khi tập khí công, chúng ta cần chú ý thì thở ra, nên thở ra tốc độ thật tự nhiên nhẹ nhàng.
Lúc đầu hơi thở ra thì thở bằng mũi, đến cuối hơi, thót bụng rất nhẹ để đẩy hơi ở dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng ra ngoài qua ngã vừa bằng mũi vừa miệng. (tuy nhiên chúng ta không nên thóp bụng mạnh mà chỉ nên xử dụng cơ bụng rất nhẹ nhàng). Sau đó lại hít hơi vào tự nhiên, êm dịu, cảm giác không chỉ hơi vào qua mũi mà còn qua cả tất cả bề mặt da trên cơ thể. Hít vào như để không khí thẩm thấu tự nhiên qua mũi, qua da. Chúng ta không cần hít thật sâu, chỉ hít vừa sức, vừa đầy các phế nang. Hít vào như rót không khí vào khí quản vào những chùm phế nang. Khi hít thở tai không được nghe âm thanh của động tác hít thở, điều này cũng có nghĩa là khi hít thở phải thật nhẹ nhàng, toàn thân hầu như buông lỏng, không được vận dụng các cơ .
hệ tuần hoàn máu
hệ tuần hoàn máu
dai-cuong-48-638
hệ hô hấp

phenang
chùm phế nang

vị trí cơ hoành
vị trí cơ hoành


2 phản hồi »


  1. Thưa thầy, bài viết rất đích thực và chính xác, em xin góp ý thêm để các bạn trẻ hiểu thêm và biết cách ngăn ngừa chứng bịnh nguy hiểm nầy.
    Hít thở đúng cách ‘hít vào bằng mủi 4 giây, ém hơi 6 giây, thở ra bằng miệng nhẹ nhàng 8 giây’ sẻ giúp cơ thể chúng ta nhanh chóng phục hồi thể lực, tăng sự bền bỉ khi luyện tập và kéo dài sức sống. Bịnh tai biến là bịnh thường xẩy ra cho những người có thói quen ăn quá măn hoặc ưu thích các thức ăn có nhiều muối và nhiều mở béo, cơ thể bình thường của chúng ta chỉ có thể hấp thụ 3grammuối và không nên quá 16 gram chất mở/béo (transfat) mổi ngày. Ngoài ra những người hút thuốc lá thì cơ hội dẩn đến tai biến, đột ngụy rất cao, nếu mình không hút thuốc lá mà sinh hoạt chung với những người hút thuốc lá thì mình cũng sẽ nhiễm bịnh vì hít lấy khí thãi mang đầy chất Carbon Dioxide của người phà hơi thuốc ra ngoài. Nói chung bịnh tai biến thường xẩy ra cho người lớn tuổi, chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách không ăn quá mặn, tránh thuốc lá, rượu và thể dục điều độ cùng phối hợp cách thỡ 4-6-8, nhưng điều quan trọng là phải uống nhiều nước trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ.
    Bs Vương Trung
    Cục Huấn Luyện Vovinam Australia
    Phản hồi bởi Bs Vương Trung — Tháng Bảy 17, 2015 @ 7:49 chiều Trả lời

    • Trân trọng cảm ơn BS Vương Trung.
      một số bài viết của tôi rất cần những phản hồi, góp ý từ các chuyên gia, các nhà chuyên môn có liên quan, hầu mở ra thêm những cánh cửa hiểu biết nhằm trợ giúp cho những người yêu mến thể thao nói chung và võ thuật nói riêng.
      Rất mong BS Vương Trung và mọi người tiếp tục góp ý.
      Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Bảy 18, 2015 @ 9:26 sáng Trả lời

Trả lời

Share:

Luận về tinh thần can đảm của người võ sĩ

Can đảm hiếm khi được coi là đáng xếp vào những đức tính, trừ khi can đảm được thực hiện với mục đích Chính đáng. Trong Luận ngữ, Khổng Tử định nghĩa lòng can đảm bằng cách giải thích phủ định của can đảm, trái với điều bình thường ông vẫn làm, “Nhận ra điều gì là đúng mà không làm là thiếu can đảm.”
3 cái phẩm chất cần có của một người học võ
Bản chất sức mạnh thiền tông
Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã – Diễn đạt phủ định này chuyển thành khẳng định sẽ là: “Can đảm là làm điều đúng.” Vướng vào tất cả hiểm hoạ, gây nguy hiểm cho bản thân, lao vào ngõ chết, những điều này thường được xem là Dũng khí. Trên chiến trường thì cách hành xử hấp tấp như vậy mà Shakespeare gọi là “dũng khí thiếu chín chắn” lại được hoan nghênh một cách bất công; nhưng Giới luật của Hiệp sĩ lại khác. Cái chết vô nghĩa bị gọi là “khuyển tử”. Một hoàng tử của Mito đã nói: “Vội vàng lao ra chiến trường và hy sinh là điều dễ dàng, nhưng sống cho đúng và chỉ chết cho đáng, đó mới là can đảm thật sự.” Hoàng tử này thậm chí chưa từng nghe nói về Plato, người định nghĩa can đảm như là “hiểu biết về những điều mà một người nên sợ và không nên sợ.” Ở phương Tây có sự phân biệt giữa lòng dũng cảm về mặt đạo đức và thể chất, điều này đã được chúng ta công nhận từ lâu. Còn gì mà những Samurai trẻ tuổi chưa được nghe về “Dũng khí Vĩ đại” và “Dũng khí của một kẻ độc ác?”

Ta có thể dễ dàng nhận thấy can đảm là phẩm chất chung của những chiến binh cổ đại – dù ở bất cứ dân tộc nào.
Dũng khí, Ngoan cường, Dũng cảm, Không sợ hãi và Can đảm là những phẩm chất tâm hồn hấp dẫn dễ dàng nhất đối với tâm trí của các chàng trai trẻ và những phẩm chất này có thể được rèn luyện bằng cách tập luyện và noi gương. Những phẩm chất phổ biến nhất này đã sớm được ganh đua giữa các thanh niên. Những câu chuyện về chiến công được lặp đi lặp lại gần như ngay lúc các bé trai chào đời. Bé trai có khóc vì đau không? Người mẹ sẽ mắng con mình: “Đau vặt mà cũng khóc, thật là hèn nhát! Con sẽ làm gì nếu cánh tay con bị chém rơi trên chiến trường? Con sẽ làm gì nếu phải thực hiện nghi thức hara-kiri (mổ bụng tự sát)?” Chúng ta đều biết đến sự chịu đựng cơn đói của một hoàng tử của Sendai (một thành phố của Nhật) trong một bộ phim truyền hình: “Ngươi có thấy những chú chim sẻ nhỏ bé trong tổ, những chiếc mỏ vàng mở to đến thế nào, và giờ hãy nhìn xem! Mẹ chúng mang giun về mớm cho chúng. Những chú chim non ăn mới háo hức và vui vẻ làm sao! Nhưng đối với một Samurai, khi dạ dày trống rỗng mà có cảm giác đói lại là một điều sỉ nhục.” Những giai thoại về sự ngoan cường và lòng dũng cảm tràn ngập trong những câu chuyện kể cho trẻ nhỏ, mặc dù những câu chuyện kiểu này không phải là phương pháp duy nhất để sớm ươm mầm lòng gan dạ và không sợ hãi. Những bậc phụ huynh nghiêm khắc đôi khi nhẫn tâm giao cho con mình những nhiệm vụ đòi hỏi tất cả sự dũng cảm. Họ nói: “Gấu ném đàn con của mình xuống hẻm núi.” Những đứa con trai của Samurai bị ném xuống thung lũng dốc cao của khó khăn và thúc đẩy chúng thực hiện những nhiệm vụ giống như Sisyphus(1).
Thỉnh thoảng chịu đựng sự thiếu thốn lương thực hoặc tiếp xúc với cái lạnh được coi như một bài kiểm tra có hiệu quả cao để lũ trẻ quen với việc chịu đựng. Những đứa trẻ nhỏ được gửi đến những người hoàn toàn xa lạ, chỉ để lại vài thông tin. Chúng phải thức dậy trước khi mặt trời mọc, và trước khi ăn sáng phải tập đọc, đi chân trần đến gặp sư phụ trong thời tiết giá lạnh của mùa đông. Một hoặc hai lần một tháng, vào dịp lễ tôn vinh vị thần học tập, chúng thường xuyên tụ tập thành nhóm nhỏ và qua đêm mà không ngủ, thay phiên đọc cho nhau nghe. Việc hành hương đến những nơi kỳ lạ như pháp trường, nghĩa trang, nhà ma ám là những việc làm yêu thích lúc rảnh rỗi của lũ trẻ. Ngày diễn ra trảm thủ công khai, những đứa bé trai không chỉ đến xem cảnh tượng kinh khủng ấy, mà còn phải một mình đến thăm pháp trường vào ban đêm và để lại dấu ấn chuyến thăm của chúng trên những đầu lâu.
Hệ thống siêu chiến binh Spartan “khoan thần kinh” này có làm cho các bậc sư phụ hiện đại sốc vì kinh hãi và nghi ngờ không? Nghi ngờ xu hướng này liệu có tàn nhẫn, làm tàn lụi cảm xúc dịu dàng của con tim hay không? Hệ thống này chỉ là một phần quan trọng trong việc giáo dục một samurai.
(1): Sisyphus là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Người phải chịu hình phạt vĩnh viễn cho tội lỗi của mình: Lăn một hòn đá nặng nề to lớn lên ngọn đồi, và khi nó chạm đến đỉnh đồi, nó lại lăn xuống.
Tác giả: Võ sư Trương Bảo Trâm Anh
Share:

Bushido – Một nhân cách sống


  • (09/04/04 4:18 pm)
  • Nói tới Nhật bản ta hay dễ hình dung ra những hòn đảo, những bông hoa Anh Đào, những cô Geisha trong bộ Kimono truyền thống, cố cung Kyoto và những môn võ thuật nổi tiếng như Kendo, Karate…Lịch sử thế giới thế kỷ 19 đã không ngoại lệ cho nước Nhật khỏi sự bành trướng của phương Tây thế nhưng nước Nhật đã không bị đô hộ mà vẫn tiếp tục truyền thống của mình cho đến tận ngày hôm nay. Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt ấy? Bên cạnh những câu trả lời mang tính lịch sử truyền thống, văn hoá sâu sắc NTL muốn nói đến một tố chất trong tinh thần Nhật bản, đó chính là tinh thần Thượng Võ.
  • Nước Nhật có thể nói là một quốc gia của những trận chiến hoang tàn trong suốt hơn 10 thế kỷ. Những trận nội chiến, những cuộc xâm lăng đã tôi luyện người Nhật thành những chiến binh quả cảm mà nghệ thuật chiến tranh đã đạt tới đỉnh cao của truyền thống. May mắn thay những tinh hoa võ thuật ấy vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay kể cả môn Ninja huyền bí.
  • Ta có thể thấy gì trong những môn võ thuật ấy mà người phương Tây gọi là “Martial Art”? Ngay bản thân những người châu Á hiện tại cũng rất lơ mơ về khái niệm này, hoặc họ bị rơi vào trạng thái ghét bỏ một thứ hoạt động thô thiển của chân tay, hoặc họ mang một cái nhìn phiến diện và hình thức coi võ thuật như một thứ thể thao. Dù bằng cách này hay cách khác thì chúng ta đã không nhìn thấy cái gí trị tinh thần lớn lao bên trong những môn võ thuật ấy. Võ thuật không chỉ rèn luyện con người ta về thể xác mà cao hơn tất cả nó chính là một kỷ luật thép của ý chí, một cách rèn luyện và tu dưỡng tâm hồn. Chỉ có sự tập luyện công phu Võ Thuật cùng với những nghiên cứu Võ Học mới đưa chúng ta tới ngưỡng của của sự giác ngộ về BUSHIDO – Võ sĩ Đạo – sức mạnh tiềm ẩn của tâm hồn Nhật bản.
  • Tất nhiên không cứ phải học võ Nhật thì mới có thể đạt tới Võ sĩ Đạo mà bất kỳ ai tập võ đều có thể đạt tới con đường Trung Đạo trong bản ngã của chính mình.
  • Một vài dòng tựa đề cho một đề tài bất tận. 
  • Rất mong được trao đổi cùng các bạn.
  • Từ thủa hồng hoang loài người đã luôn tìm cách để có thể trở nên mạnh hơn, quyền lực hơn, hiểu biết hơn để trở thành thông thái. Nhưng làm sao để có thể trở thành vừa mạnh mẽ vừa thông thái?
  • Lịch sử võ thuật kể lại rằng sự ra đời của võ thuật bắt nguồn từ các nhà sư hành hương. Trên đường đi hành đạo thủa ấy họ rất hay bị cướp bóc, để tự bảo vệ mình các nhà sư đã luyện võ và như thế Võ thuật ra đời.
  • Võ thuật chính là một trong những công cụ mà loài người dùng để luyện cho mình sức mạnh. Ở Nhật bản người ta còn tập thêm Zen nữa – gọi là Thiền. Nhưng ngay chính ở nước Nhật hiện tại thì người ta dùng võ thuật để đạt tới sức mạnh là chính. Trong khi Zen có thể làm cho con người ta trở thành vừa mạnh mẽ vừa thông thái.
  • Tất cả chúng ta đều biết rằng sức mạch cơ bắp cũng như tinh thần của loài người là hữu hạn. Trí thông minh của chúng ta cũng nằm trong giới hạn của loài người. Một người không thể mạnh hơn sư tử và thông tỏ mọi chuyện hơn…Thượng Đế. Thế nhưng tại sao không thử vượt qua ranh giới này?
  • Chính vì mục đích ấy mà Budo Nhật bản đã sáng tạo ra “Wasa” một kỹ thuật siêu đẳng chân truyền từ thủa tiền thân của Samurai. Wasa giúp người chiến minh vượt lên cao hơn chính sức mạnh của bản thân mình.
  • Zen lại có một kỹ thuật khác, đó là “Zazen” – một cách tập luyện về khí chất và tinh thần trong mọi tư thế: ngồi xếp chân, đi bộ, đứng thẳng, tập hít thở đúng…Zazen đem lại không những chỉ sức mạnh của cơ bắp và tinh thần nó còn mở ra con đường đi tới Giác Ngộ.
  • BUSHIDO là Võ sĩ Đạo. 
  • Nó hội tụ trong mình những môn võ thuật Nhật bản. Budo đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn từng tồn tại giữa Triết Lý, Tôn giáo và Triết Học.
  • Trong tiếng Nhật “Do” có nghĩa là Đạo. Vậy thì làm sao có thể đạt tới nó? Bằng phương pháp nào? Không thể chỉ bằng cách tập luyện công phu kỹ thuật wasa. Budo Nhật bản bao gồm những môn võ như Kendo (Kiếm thuật), Judo (Võ vật), Aikido (Cẩm nã thủ pháp), và Kyudo (Bắn cung). Thế nhưng trong kiểu chữ kanji thì “Bu” còn có nghĩa là dừng lại, không đánh nhau nữa. Lẽ đơn giản bởi vì Budo không chỉ có nghĩa vươn tới các đỉnh cao mà nó hướng con người ta tới sự thanh thản và biết tự làm chủ bản thân mình.
  • “Do” là Đạo, là phương pháp, cách thức truyền giảng để có thể hiểu được rõ ràng bản tính tự nhiên của chính tâm hồn mình, cái Tôi. Đó chính là Phật Đạo – Butsu Do – người dẫn đường soi sáng bản ngã của từng cá nhân, làm thức tỉnh cái Tôi bên trong và giác ngộ tới đỉnh cao nhất của nhân cách. Ở châu Á thì Đạo đã trở thành tinh thần cao nhất, thành cái thần của tất cả các tôn giáo cũng như triết học. Âm Dương Bát quái và Quẻ Dịch hay thuyết Vô Ngã của Lão Tử cũng đều có nguồn gốc từ đây.
  • Điều đó có ý nghĩa gì? Đó là ta có thể quên đi thể xác và ý niệm cá nhân để đạt tới đỉnh cao của tinh thần – Vô thức. Sự hài hoà giữa Trời và Đất khiến Nội Tâm thoát ra khỏi ý nghĩ và cảm xúc, nó thật sự trở thành tự do và không phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Sự ích kỷ biến mất. Những điều này chính là cốt lõi của triết học và tôn giáo Châu Á. Tinh thần và Thể xác, Nội và Ngoại, Nội dung và Hình thức: những cặp phạm trù này không thể tách biệt cũng như đối lập, chúng hợp lại với nhau thành một thể thống nhất. Một sự thay đổi nhỏ nhất cũng sẽ dẫn theo những thay đổi mang tính dây truyền. Sự hài lòng hay bất bình của một cá nhân sẽ ảnh hưởng tới tất cả những người xung quanh. Những hành động của cá nhân ta và của những người khác nằm trong mối quan hệ trao đổi phụ thuộc. Ta không thể chia rẽ một phần của khối thống nhất bởi vì chính sự phụ thuộc lấn nhau này là quy luật của Vũ trụ.
  • Đỉnh cao nhất không phải là sự khó khăn nhưng không được lựa chọn. Không được thích hoặc không thích bởi vì những ảo tưởng sẽ dẫn đến sự chia cách như giữa một đỉnh núi và một dòng sông.
  • Zen đó chính là nỗ lực của con người trong khi thực hành zazen. Nỗ lực muốn đạt tới đỉ
  • nh cao của tinh thần mà ở đó không có sự khác biệt, Ý thức vượt lên trên mọi đẳng cấp bao trùm lấy tất cả ngôn từ. Điều này ta có thể đạt tới bằng Zazen và Bushido.
  • Sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Shinto đã tạo nên Bushido – Võ sĩ Đạo. Và dưới đây là những nguyên tắc của nó:
  • 1. Gi: quyết đoán chính xác và bình tĩnh, thái độ đúng mực, trung thực. Nếu như ta phải chết thì ta sẽ chết.
  • 2. Yu: lòng dũng cảm, chí anh hùng.
  • 3. Jin: tình nhân ái, độ lượng.
  • 4. Rei: thái độ ứng xử đúng mực.
  • 5. Makoto: sự đơn giản tuyệt đối.
  • 6. Melyo: danh dự va vinh quang.
  • 7. Chugi: lòng tận tuỵ trung thành.
  • Đó chính là những nguyên tắc căn bản nhất trong tinh thần Võ sĩ Đạo – Bushido. mà “Bu” có nghĩa là Võ thuật, “Shi” có nghĩa là chiến binh, “Do” có nghĩa là Đạo.
  • Võ sĩ Đạo mang nặng tính tuân thủ và tuyệt đối. Sự thực hành nó với việc tập luyện cơ bắp thông qua vô thức là phương pháp căn bản. Từ đó ta sẽ rút ra được bài học giáo dục về thái độ hành xử đúng mực.
  • Sự ảnh hưởng chung giữa Bushido và Phật giáo là quan hệ tương hỗ. Nhưng ta có thể thấy rõ nét 5 ảnh hưởng lớn của Phật giáo tới Bushido:
  • 1. Sự kiềm chế cảm xúc 
  • 2. Chấp nhận thanh thản những gì không thể tránh khỏi 
  • 3. Sự kiềm chế bản thân trong mọi tình huống 
  • 4. Không có ranh giới giữa cái sống và cái chết 
  • 5. Sự thanh bạch
  • Như thế ta thấy rõ Zen và Võ thuật là một thể thống nhất. Trong Thiền cũng như trong võ thuật thì sự tập luyện công phu là cần thiết. Không có khái niệm thời gian thế nào là đủ, chỉ có sự liên tục khổ luyện. Cho tới tận phút cuối cùng của cuộc sống.
  • Trong Zen cũng như Budo thì 3 giai đoạn để tiến tới ngưỡng cửa giác ngộ là như nhau.
  • Bước thứ nhất – Shojin
  • Đây là thời kỳ luyện tập với ý chí và ý thức. Vô cùng quan trọng với người mới nhập môn. Thời gian quá độ này kéo dài khoảng từ 3 tới 5 năm hoặc có thể đến hơn 10 năm. 
  • Trong suốt thời gian này ta luôn phải luyện tập zazen với ý chí quyết tâm. Sau một thời gian khoảng từ 3 tới 5 năm thì võ sư sẽ truyền khí – shiho – môn sinh. Trong thời kỳ này ta sẽ phải thiền định trong một ngôi đền từ nhiều ngày cho tới nhiều tuần lễ.
  • Bước thứ 2
  • Đó chính là thời gian sau khi môn sinh đã được truyền khí lực. Công phu tập luyên trong thời kỳ này là tập trung cao độ bằng vô thức. Lúc này môn sinh đã có thể trở thành trợ giảng cho võ sư.
  • Bước thứ 3
  • Đây là bước quan trọng nhất khi tinh thần đã đạt tới sự tự do thật sự. Một tinh thần tự do trong một vũ trụ tự do. Sau cái chết của Sư thầy thì ta sẽ trở thành một sư thầy hoàn hảo. Thế nhưng không được phép chờ đợi hay mong muốn điều đó. Đơn giản là để cho mình thật sự tự do.
  • Có một câu chuyện kể dưới thời Tokugawa, một đại kiếm sư (kendo) muốn khám phá ra sự thật trong bí kíp của kiếm thuật. Nửa đêm ông đi đến ngôi đền Kamakura, leo lên những bậc đá cao dường như vô tận và làm lễ cúng thần Hachinam – hay còn gọi là Bodhisattva, người bảo hộ cho Budo. Xong lễ người samurai ấy theo những bậc thềm đi xuống, bỗng nhiên ông cảm thấy sự hiện diện của một con quái vật núp dưới bóng một cây to. Bằng trực giác người samurai tuốt kiếm và giết chết ngay con quái vật. Máu phun ra ướt đẫm thềm đá. Võ sư đã giết con quái vật một cách vô thức. Đức Phật Bodhisattva Hachinam đã không truyền cho ông ta bí kíp của kiếm thuật nhưng nhờ vào trải nghiệm trên đường về mà võ sư đã thấu hiểu bí kíp ấy.
  • Trực giác và hành động phải được vận ra cùng một lúc. Không có chỗ cho ý nghĩ trong thực hành Budo. Không có một giây nào cho ta suy tư. Khi ta hành động những dự định và hành động phải hoà quyện vào nhau cùng một lúc. Nếu như chúng ta nghĩ rằng “Con quái vật đang ở đây, làm sao để giết nó?” nếu chúng ta lưỡng lự thì chỉ có trí não hoạt động. Trong khi đó trí não và hành động phải cùng hành động trong cùng thời khắc. Giống như những vệt sáng của ánh trăng trên mặt nước không ngừng chuyển động trong khi vầng trăng sáng đứng yên. Đó chính là ý thức hệ hishiryo.
  • Khi tập zazen ta nói rằng “không chuyển động, không chuyển động” thì điều đó có nghĩa là không được dừng lại ở một ý nghĩ mà phải để cho các ý nghĩ đi qua. Đạt tới một sự cân bằng tĩnh tại tuyệt đối trong thực tế lại không phải là đứng yên. Không chuyển động trong thực tế lại có nghĩa là chuyển động nhưng không được ngủ quên. Giống như một con quay chuyển động xung quanh trục của nó cân bằng ta có thể nói là con quay đứng yên nhưng thực tế nó đang không ngừng chuyển động. Ta chỉ có thể nhìn thấy các chuyển động của nó vào lúc khởi đầu avf kết thức mà thôi. Như thế sự thanh thản trong chuyển động chính là bí mật của Kendo – Kiếm Đạo. Nó cũng chính là bí quyết của Budo và Zen.
  • Tinh thần này cũng đúng cho các môn võ cho dù chiến thuật và kỹ thuật của chúng có khác nhau. Chẳng hạn như Judo (Ju: sự mềm mại, Do: Đạo) là Nhu Đạo. Chính đại sư Kano là người sáng lập ra phương pháp tập Nhu – yawara, trong thời kỳ Meiji. Không nhưng phải học về nghệ thuật chiến tranh mà các samurai còn phải học về cuộc sống nữa. Họ phải học Phật giáo, Lão Tử, Khổng Tử cùng lúc với việc tập luyện Judo, cưới ngựa, bắn cung. Võ thuật và Thiền có cùng chung một mục đích. Đại sư Kodo Sawaki đã nói rằng bí mật của võ thuật và zen nằm trong “Kyu Shin Ryu” – nghệ thuật điều khiển tinh thần.
  • Điều khiển Tinh thần
  • Làm sao có thể điều khiển được tinh thần của chúng ta? 
  • Câu hỏi này có liên quan đến Thiền chứ không hề dính dáng tới võ thuật. Võ thuật và Thiền hợp lại thành Võ Đạo – Budo. Làm sao có thể nâng cao tâm trí và học để điều khiển Tinh thần của chúng ta?
  • Để có thể hiểu được triết lý của tuyệt kỹ “Kyu Shin Ryu” đối với một người thường không tập võ là một điều khó khăn, thế nhưng với những ai đã tập võ tới một đỉnh cao nhất định thì điều đó lại là hiển nhiên.
  • Lấy một hình ảnh làm ví dụ minh hoạ: khi một người rời khỏi bờ sông trên chiếc thuyền nhỏ thì anh ta có cảm giác như là dòng sông chuyển động. Thế nhưng chỉ cần anh ta cúi xuống nhìn con thuyền thì anh ta lại thấy chính nó m�
  • ��i đang chuyển động. Như thế nếu ta quan sát một cách tỉ mẩn, sát sao trong lòng thuyền thì ta có thể hiểu được rằng chính con thuyền đang chuyển động, nó vượt qua những ảo ảnh. Cũng như thế khi mọi người nhìn nhận tất cả các hiện tượng tồn tại xung quanh ta bằng ảo ảnh và những sai lầm, người ta có thể sẽ nhầm và nghĩ rằng bản tính tự nhiên của chúng là phụ thuộc và chuyển động. Thế nhưng nếu họ có thể tới gần hơn với tinh thần thực sự của mình thì họ sẽ hiểu rằng tất cả mọi hiện tượng, mọi tồn tại đều là tự tại.
  • Bản chất tự nhiên của tồn tại không thể thật sự được khám phá bằng trí giác hay cảm giác của chúng ta. Khi ta cố tìm hiểu bằng tri giác của mình thì đã làm mất đi tính khách quan, bản chất của sự vật không còn nữa mà thay vào đó là sự tưởng tưỏng của chúng ta. Khi ta nghĩ rằng đã hiểu được chính tinh thần của mình thì đó lại là một sai lầm. Mỗi vật một khác. Hình thức và mầu sắc là một thế nhưng mỗi người lại nhìn theo một cách khác nhau thông qua ảo giác của mình dù bằng triết lý hay tâm lý. Tất cả những vấn đề hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta đều tìm thấy giải pháp cùng với thời gian. Thời gian chính là liều thuốc thần kỳ cho vấn đề tiền bạc và tình ái. Khi ta chết đi sẽ không còn ai yêu ta nữa, có lẽ ngoại trừ một tình yêu mang tính tâm linh. Mỗi người có một vấn đề khác nhau trong cuộc sống và mỗi người cần một cách khác biệt để giải quyết những điều ấy. Không được bắt chước người khác vì như thế chúng ta sẽ phạm sai lầm. Cần phải sáng tạo ra giải pháp cho riêng mình. Sáng tạo bằng chính cá nhân mình.
  • Tại đây và ngay bây giờ!
  • Bạn và tôi đều khác biệt. Nếu như ta không thể tự tìm thấy giải pháp cho chính cuộc đời mình thì điều đó sẽ dẫn tới ngõ cụt! Tại đây và ngay bây giờ, làm sao có thể tạo nên cuộc sống của mình? Như một bộ phim đang chạy, nếu ta dừng lại thì hình ảnh cũng trở thành cố định, bất động. Những bộ môn võ thuật và Zen có một điểm chung là sự sáng tạo và tập trung năng lượng. Bằng cách tự tập trung “tại đây và ngay lúc này“, và chuyển hoá nó thành ngoại lực của thân thể, ta có thể quan sát và tự nạp năng lượng cho mình. Khi ta mở lòng bàn tay đó là lúc ta có thể nắm được tất cả. Nếu ta nắm chặt tay lại thì sẽ chẳng nhận được gì cả. Trong các bộ môn võ thuật, ta phải thâm nhập vào trung tâm của các yếu tố, các hiện tượng và dứt khoát không đường đi trượt sang bên cạnh. Nhưng trong thời đại của chúng ta, tất cả mọi người đều muốn tiết kiệm năng lượng và chỉ sống nửa vời. Như thế ta luôn không hoàn chỉnh. Những người sống nửa vời, vô nghĩa như nước đã dùng qua trong bồn tắm.
  • Như thế ta phải học cách thâm nhập vào cuộc sống.
  • Như thế bí quyết của võ thuật và học cách điều khiển tinh thần, Ryu Gi. Điều này sẽ tạo nên một nền tảng cho các kỹ thuật tổng hợp. Tinh thần phải trở thành căn bản chính yếu. Tinh thần là chất, vô hình nhưng đôi khi lại có hình. Khi những hoạt động của tinh thần tràn ngập vũ trụ, nó sẽ tận dụng được tất cả mọi cơ hội, như thế có khả năng may mắn tránh khỏi các tai nạn bất ngờ và có thể tấn công vạn vật trong một chiêu thức. Điều này có nghĩa là, trong một trận đánh, tinh thần của chúng ta không được phép chịu ảnh hưởng bởi những chuyển động của đối phương, bởi thân pháp và ý lực của hắn. Tinh thần của ta phải tự chủ một cách tự do nhất, không được phép tập trung vào việc tấn công đối phương và cũng không được lơi là cảnh giới. Ta phải hoàn toàn cẩn trọng từng giây, từng phút.
  • Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng tương tự như thế. Có một số người chỉ nghĩ tới tiền bạc vì anh ta tự cho phép mình hài lòng với điều ấy. Như vậy, với anh ta, tiền bạc đã mất đi danh dự của nó. Những người khác chỉ khao khát danh dự và như vậy họ luôn…mất tiền. Lại có những người chỉ ham muốn tình dục, họ mất năng lượng và tiền bạc. Trong khi đó hạnh phúc của chúng ta không thể tồn tại một cách phiến diện.
  • Chúng ta phải tạo ra cuộc sống mà bản thân nó đem lại cho mình sự tự do và không lệ thuộc, chỉ đơn giản bằng cánh tập trung vào “tại đây và ngay bây giờ” tất cả đều có thể tìm thấy.
  • “Ánh trăng phản chiếu trên mặt nước sông luôn chuyển động. Trong khi đó mặt trăng hoàn toàn tồn tại và không đi đâu cả. Nó hoàn toàn tĩnh nhưng lại động.” Đó là một bài thơ ngắn nói về bí mật của Zen và Võ thuật đồng thời cũng là một “KOAN” – nguyên lý, rất lớn. (xin được chú thích thêm ở đây: “Koan” theo nghĩa đen là “Luật pháp”, nguyên tắc chính của lãnh đạo. Vấn đề đối nghịch của các thực thể tồn tại. Nguyên lý sự thật vĩnh hằng đường truyền thụ bởi Võ sư) Dòng nước không bao giờ chảy ngược, nó cứ trôi, trôi mãi…nhưng mặt trăng không chuyển động. Trong một trận giao chiến, tinh thần phải giống như mặt trăng, trong khi thân pháp và thời gian cùng trôi qua, biến động, tiếp diễn như dòng nước. Khoảnh khắc của hiện tại không bao giờ trở lại. Trong “zazen”, mỗi một hơi thở thuộc về hiện tại và nó không bao giờ lặp lại. Ta hoàn toàn có thể nín thở nhưng khoảnh khắc của lúc này không còn là của lúc trước nữa. Lần vận khí sau đã không còn giống lần vận khí trước nữa. Hôm qua là hôm qua. Hôm nay là hôm nay. Hoàn toàn khác biệt. Ta luôn nói rằng chúng ta phải tập trung vào “tại đây và ngay lúc này”, tự tạo nên “tại đây và ngay lúc này”. Như vậy ta sẽ luôn thoáng đạt và đổi mới. Zazen của ngày hôm qua không còn giống zazen của hôm nay nữa. Zazen luôn phải là “fresh”, “tại đây và ngay bây giờ”. Các bạn không được ngơi nghỉ trong khi luyện zazen hay tập võ. Cái gì nửa vời đều không tốt. Phải làm đến tận cùng, với tất cả khả năng của mình. Chúng ta không được phép giữ lại một chút năng lượng nào cả. Tập trung có nghĩa là giải thoát toàn bộ, phát tán toàn bộ năng lượng. Điều này cần được thể hiện trong mỗi một hành của của chúng ta trong cuộc sống.
  • Trong thế giới hiện đại, bạn nhìn hoàn toàn ngược lại: giới trẻ sống nửa vời và thật sự đã chết một nửa. Họ hám dục một cách thiếu trọn vẹn. Và trong lúc làm việc hay luyện zazen họ nghĩ tới tình dục và ngược lại: ta có thể mở rộng điều này ra cho những hoạt động khác trong cuộc sống.
  • Nhưng khi ta giải
  • thoát toàn bộ năng lượng của mình thì đồng thời ta có thể thu vào những năng lượng mới hơn, không ngừng tuôn chảy như dòng nuớc.
  • Trong một cuộc đấu, nếu ta giữ lại một phần năng lượng thì ta khó có thể thắng được. Đây là một trong những bí quyết của Võ thuật. Chúng ta không được lệ thuộc vào “wasa” – kỹ thuật mà phải sáng tạo nên chúng. Nếu một người giàu có đưa tiền cho cậu con trai mình thì cậu ta sẽ không bao giờ học được cách kiếm tiền. Và ngược lại, cậu con trai của một gia đình nghèo sẽ biết cách làm ra tiền. Võ thuật không phải là màn kịch hay một buổi biểu diễn. Ở trong đó không có chính đạo Budo. Bí mật của võ thuật, như Kodo Sawaki vẫn thường nói đó là không có kẻ chiến thắng lẫn kẻ chiến bại. Ta không thể thắng cũng như không thể thua. Thể thao và võ thuật là hoàn toàn khác biệt. Trong thể thao có giới hạn của thời gian. Trong võ thuật chỉ tồn tại các khoảnh khắc. Ví dụ trong môn bóng chầy: người vụt đợi quả bóng bay tới, anh ta có thời gian, hành động không diễn ra tức thời. Cũng giống như thế trong Tennis, đá bóng, rugby…và tất cả các môn thể thao khác. Thời gian trôi qua và nó cho phép ta nghĩ tới điều gì đó trong một thoáng, trong khi chờ đợi. Trong Võ thuật không có thời gian chờ. Thắng hay bại, sống hay chết tất cả chỉ quyết định trong một khoảnh khắc. Phải sống bằng thời khắc: lúc mà cái sống và cái chết hoàn toàn nắm quyền quyết định.
  • (c) NguoiThangLong 
  • ———————————————————————————————————————————————————————— 
  • (Bài viết có tham khảo các bài giảng của Đại sư Taisen Deshimaru)
Share:

Lưu trữ Blog

Featured Post

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách ch...

Theme Support