Bushido – Một nhân cách sống


  • (09/04/04 4:18 pm)
  • Nói tới Nhật bản ta hay dễ hình dung ra những hòn đảo, những bông hoa Anh Đào, những cô Geisha trong bộ Kimono truyền thống, cố cung Kyoto và những môn võ thuật nổi tiếng như Kendo, Karate…Lịch sử thế giới thế kỷ 19 đã không ngoại lệ cho nước Nhật khỏi sự bành trướng của phương Tây thế nhưng nước Nhật đã không bị đô hộ mà vẫn tiếp tục truyền thống của mình cho đến tận ngày hôm nay. Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt ấy? Bên cạnh những câu trả lời mang tính lịch sử truyền thống, văn hoá sâu sắc NTL muốn nói đến một tố chất trong tinh thần Nhật bản, đó chính là tinh thần Thượng Võ.
  • Nước Nhật có thể nói là một quốc gia của những trận chiến hoang tàn trong suốt hơn 10 thế kỷ. Những trận nội chiến, những cuộc xâm lăng đã tôi luyện người Nhật thành những chiến binh quả cảm mà nghệ thuật chiến tranh đã đạt tới đỉnh cao của truyền thống. May mắn thay những tinh hoa võ thuật ấy vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay kể cả môn Ninja huyền bí.
  • Ta có thể thấy gì trong những môn võ thuật ấy mà người phương Tây gọi là “Martial Art”? Ngay bản thân những người châu Á hiện tại cũng rất lơ mơ về khái niệm này, hoặc họ bị rơi vào trạng thái ghét bỏ một thứ hoạt động thô thiển của chân tay, hoặc họ mang một cái nhìn phiến diện và hình thức coi võ thuật như một thứ thể thao. Dù bằng cách này hay cách khác thì chúng ta đã không nhìn thấy cái gí trị tinh thần lớn lao bên trong những môn võ thuật ấy. Võ thuật không chỉ rèn luyện con người ta về thể xác mà cao hơn tất cả nó chính là một kỷ luật thép của ý chí, một cách rèn luyện và tu dưỡng tâm hồn. Chỉ có sự tập luyện công phu Võ Thuật cùng với những nghiên cứu Võ Học mới đưa chúng ta tới ngưỡng của của sự giác ngộ về BUSHIDO – Võ sĩ Đạo – sức mạnh tiềm ẩn của tâm hồn Nhật bản.
  • Tất nhiên không cứ phải học võ Nhật thì mới có thể đạt tới Võ sĩ Đạo mà bất kỳ ai tập võ đều có thể đạt tới con đường Trung Đạo trong bản ngã của chính mình.
  • Một vài dòng tựa đề cho một đề tài bất tận. 
  • Rất mong được trao đổi cùng các bạn.
  • Từ thủa hồng hoang loài người đã luôn tìm cách để có thể trở nên mạnh hơn, quyền lực hơn, hiểu biết hơn để trở thành thông thái. Nhưng làm sao để có thể trở thành vừa mạnh mẽ vừa thông thái?
  • Lịch sử võ thuật kể lại rằng sự ra đời của võ thuật bắt nguồn từ các nhà sư hành hương. Trên đường đi hành đạo thủa ấy họ rất hay bị cướp bóc, để tự bảo vệ mình các nhà sư đã luyện võ và như thế Võ thuật ra đời.
  • Võ thuật chính là một trong những công cụ mà loài người dùng để luyện cho mình sức mạnh. Ở Nhật bản người ta còn tập thêm Zen nữa – gọi là Thiền. Nhưng ngay chính ở nước Nhật hiện tại thì người ta dùng võ thuật để đạt tới sức mạnh là chính. Trong khi Zen có thể làm cho con người ta trở thành vừa mạnh mẽ vừa thông thái.
  • Tất cả chúng ta đều biết rằng sức mạch cơ bắp cũng như tinh thần của loài người là hữu hạn. Trí thông minh của chúng ta cũng nằm trong giới hạn của loài người. Một người không thể mạnh hơn sư tử và thông tỏ mọi chuyện hơn…Thượng Đế. Thế nhưng tại sao không thử vượt qua ranh giới này?
  • Chính vì mục đích ấy mà Budo Nhật bản đã sáng tạo ra “Wasa” một kỹ thuật siêu đẳng chân truyền từ thủa tiền thân của Samurai. Wasa giúp người chiến minh vượt lên cao hơn chính sức mạnh của bản thân mình.
  • Zen lại có một kỹ thuật khác, đó là “Zazen” – một cách tập luyện về khí chất và tinh thần trong mọi tư thế: ngồi xếp chân, đi bộ, đứng thẳng, tập hít thở đúng…Zazen đem lại không những chỉ sức mạnh của cơ bắp và tinh thần nó còn mở ra con đường đi tới Giác Ngộ.
  • BUSHIDO là Võ sĩ Đạo. 
  • Nó hội tụ trong mình những môn võ thuật Nhật bản. Budo đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn từng tồn tại giữa Triết Lý, Tôn giáo và Triết Học.
  • Trong tiếng Nhật “Do” có nghĩa là Đạo. Vậy thì làm sao có thể đạt tới nó? Bằng phương pháp nào? Không thể chỉ bằng cách tập luyện công phu kỹ thuật wasa. Budo Nhật bản bao gồm những môn võ như Kendo (Kiếm thuật), Judo (Võ vật), Aikido (Cẩm nã thủ pháp), và Kyudo (Bắn cung). Thế nhưng trong kiểu chữ kanji thì “Bu” còn có nghĩa là dừng lại, không đánh nhau nữa. Lẽ đơn giản bởi vì Budo không chỉ có nghĩa vươn tới các đỉnh cao mà nó hướng con người ta tới sự thanh thản và biết tự làm chủ bản thân mình.
  • “Do” là Đạo, là phương pháp, cách thức truyền giảng để có thể hiểu được rõ ràng bản tính tự nhiên của chính tâm hồn mình, cái Tôi. Đó chính là Phật Đạo – Butsu Do – người dẫn đường soi sáng bản ngã của từng cá nhân, làm thức tỉnh cái Tôi bên trong và giác ngộ tới đỉnh cao nhất của nhân cách. Ở châu Á thì Đạo đã trở thành tinh thần cao nhất, thành cái thần của tất cả các tôn giáo cũng như triết học. Âm Dương Bát quái và Quẻ Dịch hay thuyết Vô Ngã của Lão Tử cũng đều có nguồn gốc từ đây.
  • Điều đó có ý nghĩa gì? Đó là ta có thể quên đi thể xác và ý niệm cá nhân để đạt tới đỉnh cao của tinh thần – Vô thức. Sự hài hoà giữa Trời và Đất khiến Nội Tâm thoát ra khỏi ý nghĩ và cảm xúc, nó thật sự trở thành tự do và không phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Sự ích kỷ biến mất. Những điều này chính là cốt lõi của triết học và tôn giáo Châu Á. Tinh thần và Thể xác, Nội và Ngoại, Nội dung và Hình thức: những cặp phạm trù này không thể tách biệt cũng như đối lập, chúng hợp lại với nhau thành một thể thống nhất. Một sự thay đổi nhỏ nhất cũng sẽ dẫn theo những thay đổi mang tính dây truyền. Sự hài lòng hay bất bình của một cá nhân sẽ ảnh hưởng tới tất cả những người xung quanh. Những hành động của cá nhân ta và của những người khác nằm trong mối quan hệ trao đổi phụ thuộc. Ta không thể chia rẽ một phần của khối thống nhất bởi vì chính sự phụ thuộc lấn nhau này là quy luật của Vũ trụ.
  • Đỉnh cao nhất không phải là sự khó khăn nhưng không được lựa chọn. Không được thích hoặc không thích bởi vì những ảo tưởng sẽ dẫn đến sự chia cách như giữa một đỉnh núi và một dòng sông.
  • Zen đó chính là nỗ lực của con người trong khi thực hành zazen. Nỗ lực muốn đạt tới đỉ
  • nh cao của tinh thần mà ở đó không có sự khác biệt, Ý thức vượt lên trên mọi đẳng cấp bao trùm lấy tất cả ngôn từ. Điều này ta có thể đạt tới bằng Zazen và Bushido.
  • Sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Shinto đã tạo nên Bushido – Võ sĩ Đạo. Và dưới đây là những nguyên tắc của nó:
  • 1. Gi: quyết đoán chính xác và bình tĩnh, thái độ đúng mực, trung thực. Nếu như ta phải chết thì ta sẽ chết.
  • 2. Yu: lòng dũng cảm, chí anh hùng.
  • 3. Jin: tình nhân ái, độ lượng.
  • 4. Rei: thái độ ứng xử đúng mực.
  • 5. Makoto: sự đơn giản tuyệt đối.
  • 6. Melyo: danh dự va vinh quang.
  • 7. Chugi: lòng tận tuỵ trung thành.
  • Đó chính là những nguyên tắc căn bản nhất trong tinh thần Võ sĩ Đạo – Bushido. mà “Bu” có nghĩa là Võ thuật, “Shi” có nghĩa là chiến binh, “Do” có nghĩa là Đạo.
  • Võ sĩ Đạo mang nặng tính tuân thủ và tuyệt đối. Sự thực hành nó với việc tập luyện cơ bắp thông qua vô thức là phương pháp căn bản. Từ đó ta sẽ rút ra được bài học giáo dục về thái độ hành xử đúng mực.
  • Sự ảnh hưởng chung giữa Bushido và Phật giáo là quan hệ tương hỗ. Nhưng ta có thể thấy rõ nét 5 ảnh hưởng lớn của Phật giáo tới Bushido:
  • 1. Sự kiềm chế cảm xúc 
  • 2. Chấp nhận thanh thản những gì không thể tránh khỏi 
  • 3. Sự kiềm chế bản thân trong mọi tình huống 
  • 4. Không có ranh giới giữa cái sống và cái chết 
  • 5. Sự thanh bạch
  • Như thế ta thấy rõ Zen và Võ thuật là một thể thống nhất. Trong Thiền cũng như trong võ thuật thì sự tập luyện công phu là cần thiết. Không có khái niệm thời gian thế nào là đủ, chỉ có sự liên tục khổ luyện. Cho tới tận phút cuối cùng của cuộc sống.
  • Trong Zen cũng như Budo thì 3 giai đoạn để tiến tới ngưỡng cửa giác ngộ là như nhau.
  • Bước thứ nhất – Shojin
  • Đây là thời kỳ luyện tập với ý chí và ý thức. Vô cùng quan trọng với người mới nhập môn. Thời gian quá độ này kéo dài khoảng từ 3 tới 5 năm hoặc có thể đến hơn 10 năm. 
  • Trong suốt thời gian này ta luôn phải luyện tập zazen với ý chí quyết tâm. Sau một thời gian khoảng từ 3 tới 5 năm thì võ sư sẽ truyền khí – shiho – môn sinh. Trong thời kỳ này ta sẽ phải thiền định trong một ngôi đền từ nhiều ngày cho tới nhiều tuần lễ.
  • Bước thứ 2
  • Đó chính là thời gian sau khi môn sinh đã được truyền khí lực. Công phu tập luyên trong thời kỳ này là tập trung cao độ bằng vô thức. Lúc này môn sinh đã có thể trở thành trợ giảng cho võ sư.
  • Bước thứ 3
  • Đây là bước quan trọng nhất khi tinh thần đã đạt tới sự tự do thật sự. Một tinh thần tự do trong một vũ trụ tự do. Sau cái chết của Sư thầy thì ta sẽ trở thành một sư thầy hoàn hảo. Thế nhưng không được phép chờ đợi hay mong muốn điều đó. Đơn giản là để cho mình thật sự tự do.
  • Có một câu chuyện kể dưới thời Tokugawa, một đại kiếm sư (kendo) muốn khám phá ra sự thật trong bí kíp của kiếm thuật. Nửa đêm ông đi đến ngôi đền Kamakura, leo lên những bậc đá cao dường như vô tận và làm lễ cúng thần Hachinam – hay còn gọi là Bodhisattva, người bảo hộ cho Budo. Xong lễ người samurai ấy theo những bậc thềm đi xuống, bỗng nhiên ông cảm thấy sự hiện diện của một con quái vật núp dưới bóng một cây to. Bằng trực giác người samurai tuốt kiếm và giết chết ngay con quái vật. Máu phun ra ướt đẫm thềm đá. Võ sư đã giết con quái vật một cách vô thức. Đức Phật Bodhisattva Hachinam đã không truyền cho ông ta bí kíp của kiếm thuật nhưng nhờ vào trải nghiệm trên đường về mà võ sư đã thấu hiểu bí kíp ấy.
  • Trực giác và hành động phải được vận ra cùng một lúc. Không có chỗ cho ý nghĩ trong thực hành Budo. Không có một giây nào cho ta suy tư. Khi ta hành động những dự định và hành động phải hoà quyện vào nhau cùng một lúc. Nếu như chúng ta nghĩ rằng “Con quái vật đang ở đây, làm sao để giết nó?” nếu chúng ta lưỡng lự thì chỉ có trí não hoạt động. Trong khi đó trí não và hành động phải cùng hành động trong cùng thời khắc. Giống như những vệt sáng của ánh trăng trên mặt nước không ngừng chuyển động trong khi vầng trăng sáng đứng yên. Đó chính là ý thức hệ hishiryo.
  • Khi tập zazen ta nói rằng “không chuyển động, không chuyển động” thì điều đó có nghĩa là không được dừng lại ở một ý nghĩ mà phải để cho các ý nghĩ đi qua. Đạt tới một sự cân bằng tĩnh tại tuyệt đối trong thực tế lại không phải là đứng yên. Không chuyển động trong thực tế lại có nghĩa là chuyển động nhưng không được ngủ quên. Giống như một con quay chuyển động xung quanh trục của nó cân bằng ta có thể nói là con quay đứng yên nhưng thực tế nó đang không ngừng chuyển động. Ta chỉ có thể nhìn thấy các chuyển động của nó vào lúc khởi đầu avf kết thức mà thôi. Như thế sự thanh thản trong chuyển động chính là bí mật của Kendo – Kiếm Đạo. Nó cũng chính là bí quyết của Budo và Zen.
  • Tinh thần này cũng đúng cho các môn võ cho dù chiến thuật và kỹ thuật của chúng có khác nhau. Chẳng hạn như Judo (Ju: sự mềm mại, Do: Đạo) là Nhu Đạo. Chính đại sư Kano là người sáng lập ra phương pháp tập Nhu – yawara, trong thời kỳ Meiji. Không nhưng phải học về nghệ thuật chiến tranh mà các samurai còn phải học về cuộc sống nữa. Họ phải học Phật giáo, Lão Tử, Khổng Tử cùng lúc với việc tập luyện Judo, cưới ngựa, bắn cung. Võ thuật và Thiền có cùng chung một mục đích. Đại sư Kodo Sawaki đã nói rằng bí mật của võ thuật và zen nằm trong “Kyu Shin Ryu” – nghệ thuật điều khiển tinh thần.
  • Điều khiển Tinh thần
  • Làm sao có thể điều khiển được tinh thần của chúng ta? 
  • Câu hỏi này có liên quan đến Thiền chứ không hề dính dáng tới võ thuật. Võ thuật và Thiền hợp lại thành Võ Đạo – Budo. Làm sao có thể nâng cao tâm trí và học để điều khiển Tinh thần của chúng ta?
  • Để có thể hiểu được triết lý của tuyệt kỹ “Kyu Shin Ryu” đối với một người thường không tập võ là một điều khó khăn, thế nhưng với những ai đã tập võ tới một đỉnh cao nhất định thì điều đó lại là hiển nhiên.
  • Lấy một hình ảnh làm ví dụ minh hoạ: khi một người rời khỏi bờ sông trên chiếc thuyền nhỏ thì anh ta có cảm giác như là dòng sông chuyển động. Thế nhưng chỉ cần anh ta cúi xuống nhìn con thuyền thì anh ta lại thấy chính nó m�
  • ��i đang chuyển động. Như thế nếu ta quan sát một cách tỉ mẩn, sát sao trong lòng thuyền thì ta có thể hiểu được rằng chính con thuyền đang chuyển động, nó vượt qua những ảo ảnh. Cũng như thế khi mọi người nhìn nhận tất cả các hiện tượng tồn tại xung quanh ta bằng ảo ảnh và những sai lầm, người ta có thể sẽ nhầm và nghĩ rằng bản tính tự nhiên của chúng là phụ thuộc và chuyển động. Thế nhưng nếu họ có thể tới gần hơn với tinh thần thực sự của mình thì họ sẽ hiểu rằng tất cả mọi hiện tượng, mọi tồn tại đều là tự tại.
  • Bản chất tự nhiên của tồn tại không thể thật sự được khám phá bằng trí giác hay cảm giác của chúng ta. Khi ta cố tìm hiểu bằng tri giác của mình thì đã làm mất đi tính khách quan, bản chất của sự vật không còn nữa mà thay vào đó là sự tưởng tưỏng của chúng ta. Khi ta nghĩ rằng đã hiểu được chính tinh thần của mình thì đó lại là một sai lầm. Mỗi vật một khác. Hình thức và mầu sắc là một thế nhưng mỗi người lại nhìn theo một cách khác nhau thông qua ảo giác của mình dù bằng triết lý hay tâm lý. Tất cả những vấn đề hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta đều tìm thấy giải pháp cùng với thời gian. Thời gian chính là liều thuốc thần kỳ cho vấn đề tiền bạc và tình ái. Khi ta chết đi sẽ không còn ai yêu ta nữa, có lẽ ngoại trừ một tình yêu mang tính tâm linh. Mỗi người có một vấn đề khác nhau trong cuộc sống và mỗi người cần một cách khác biệt để giải quyết những điều ấy. Không được bắt chước người khác vì như thế chúng ta sẽ phạm sai lầm. Cần phải sáng tạo ra giải pháp cho riêng mình. Sáng tạo bằng chính cá nhân mình.
  • Tại đây và ngay bây giờ!
  • Bạn và tôi đều khác biệt. Nếu như ta không thể tự tìm thấy giải pháp cho chính cuộc đời mình thì điều đó sẽ dẫn tới ngõ cụt! Tại đây và ngay bây giờ, làm sao có thể tạo nên cuộc sống của mình? Như một bộ phim đang chạy, nếu ta dừng lại thì hình ảnh cũng trở thành cố định, bất động. Những bộ môn võ thuật và Zen có một điểm chung là sự sáng tạo và tập trung năng lượng. Bằng cách tự tập trung “tại đây và ngay lúc này“, và chuyển hoá nó thành ngoại lực của thân thể, ta có thể quan sát và tự nạp năng lượng cho mình. Khi ta mở lòng bàn tay đó là lúc ta có thể nắm được tất cả. Nếu ta nắm chặt tay lại thì sẽ chẳng nhận được gì cả. Trong các bộ môn võ thuật, ta phải thâm nhập vào trung tâm của các yếu tố, các hiện tượng và dứt khoát không đường đi trượt sang bên cạnh. Nhưng trong thời đại của chúng ta, tất cả mọi người đều muốn tiết kiệm năng lượng và chỉ sống nửa vời. Như thế ta luôn không hoàn chỉnh. Những người sống nửa vời, vô nghĩa như nước đã dùng qua trong bồn tắm.
  • Như thế ta phải học cách thâm nhập vào cuộc sống.
  • Như thế bí quyết của võ thuật và học cách điều khiển tinh thần, Ryu Gi. Điều này sẽ tạo nên một nền tảng cho các kỹ thuật tổng hợp. Tinh thần phải trở thành căn bản chính yếu. Tinh thần là chất, vô hình nhưng đôi khi lại có hình. Khi những hoạt động của tinh thần tràn ngập vũ trụ, nó sẽ tận dụng được tất cả mọi cơ hội, như thế có khả năng may mắn tránh khỏi các tai nạn bất ngờ và có thể tấn công vạn vật trong một chiêu thức. Điều này có nghĩa là, trong một trận đánh, tinh thần của chúng ta không được phép chịu ảnh hưởng bởi những chuyển động của đối phương, bởi thân pháp và ý lực của hắn. Tinh thần của ta phải tự chủ một cách tự do nhất, không được phép tập trung vào việc tấn công đối phương và cũng không được lơi là cảnh giới. Ta phải hoàn toàn cẩn trọng từng giây, từng phút.
  • Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng tương tự như thế. Có một số người chỉ nghĩ tới tiền bạc vì anh ta tự cho phép mình hài lòng với điều ấy. Như vậy, với anh ta, tiền bạc đã mất đi danh dự của nó. Những người khác chỉ khao khát danh dự và như vậy họ luôn…mất tiền. Lại có những người chỉ ham muốn tình dục, họ mất năng lượng và tiền bạc. Trong khi đó hạnh phúc của chúng ta không thể tồn tại một cách phiến diện.
  • Chúng ta phải tạo ra cuộc sống mà bản thân nó đem lại cho mình sự tự do và không lệ thuộc, chỉ đơn giản bằng cánh tập trung vào “tại đây và ngay bây giờ” tất cả đều có thể tìm thấy.
  • “Ánh trăng phản chiếu trên mặt nước sông luôn chuyển động. Trong khi đó mặt trăng hoàn toàn tồn tại và không đi đâu cả. Nó hoàn toàn tĩnh nhưng lại động.” Đó là một bài thơ ngắn nói về bí mật của Zen và Võ thuật đồng thời cũng là một “KOAN” – nguyên lý, rất lớn. (xin được chú thích thêm ở đây: “Koan” theo nghĩa đen là “Luật pháp”, nguyên tắc chính của lãnh đạo. Vấn đề đối nghịch của các thực thể tồn tại. Nguyên lý sự thật vĩnh hằng đường truyền thụ bởi Võ sư) Dòng nước không bao giờ chảy ngược, nó cứ trôi, trôi mãi…nhưng mặt trăng không chuyển động. Trong một trận giao chiến, tinh thần phải giống như mặt trăng, trong khi thân pháp và thời gian cùng trôi qua, biến động, tiếp diễn như dòng nước. Khoảnh khắc của hiện tại không bao giờ trở lại. Trong “zazen”, mỗi một hơi thở thuộc về hiện tại và nó không bao giờ lặp lại. Ta hoàn toàn có thể nín thở nhưng khoảnh khắc của lúc này không còn là của lúc trước nữa. Lần vận khí sau đã không còn giống lần vận khí trước nữa. Hôm qua là hôm qua. Hôm nay là hôm nay. Hoàn toàn khác biệt. Ta luôn nói rằng chúng ta phải tập trung vào “tại đây và ngay lúc này”, tự tạo nên “tại đây và ngay lúc này”. Như vậy ta sẽ luôn thoáng đạt và đổi mới. Zazen của ngày hôm qua không còn giống zazen của hôm nay nữa. Zazen luôn phải là “fresh”, “tại đây và ngay bây giờ”. Các bạn không được ngơi nghỉ trong khi luyện zazen hay tập võ. Cái gì nửa vời đều không tốt. Phải làm đến tận cùng, với tất cả khả năng của mình. Chúng ta không được phép giữ lại một chút năng lượng nào cả. Tập trung có nghĩa là giải thoát toàn bộ, phát tán toàn bộ năng lượng. Điều này cần được thể hiện trong mỗi một hành của của chúng ta trong cuộc sống.
  • Trong thế giới hiện đại, bạn nhìn hoàn toàn ngược lại: giới trẻ sống nửa vời và thật sự đã chết một nửa. Họ hám dục một cách thiếu trọn vẹn. Và trong lúc làm việc hay luyện zazen họ nghĩ tới tình dục và ngược lại: ta có thể mở rộng điều này ra cho những hoạt động khác trong cuộc sống.
  • Nhưng khi ta giải
  • thoát toàn bộ năng lượng của mình thì đồng thời ta có thể thu vào những năng lượng mới hơn, không ngừng tuôn chảy như dòng nuớc.
  • Trong một cuộc đấu, nếu ta giữ lại một phần năng lượng thì ta khó có thể thắng được. Đây là một trong những bí quyết của Võ thuật. Chúng ta không được lệ thuộc vào “wasa” – kỹ thuật mà phải sáng tạo nên chúng. Nếu một người giàu có đưa tiền cho cậu con trai mình thì cậu ta sẽ không bao giờ học được cách kiếm tiền. Và ngược lại, cậu con trai của một gia đình nghèo sẽ biết cách làm ra tiền. Võ thuật không phải là màn kịch hay một buổi biểu diễn. Ở trong đó không có chính đạo Budo. Bí mật của võ thuật, như Kodo Sawaki vẫn thường nói đó là không có kẻ chiến thắng lẫn kẻ chiến bại. Ta không thể thắng cũng như không thể thua. Thể thao và võ thuật là hoàn toàn khác biệt. Trong thể thao có giới hạn của thời gian. Trong võ thuật chỉ tồn tại các khoảnh khắc. Ví dụ trong môn bóng chầy: người vụt đợi quả bóng bay tới, anh ta có thời gian, hành động không diễn ra tức thời. Cũng giống như thế trong Tennis, đá bóng, rugby…và tất cả các môn thể thao khác. Thời gian trôi qua và nó cho phép ta nghĩ tới điều gì đó trong một thoáng, trong khi chờ đợi. Trong Võ thuật không có thời gian chờ. Thắng hay bại, sống hay chết tất cả chỉ quyết định trong một khoảnh khắc. Phải sống bằng thời khắc: lúc mà cái sống và cái chết hoàn toàn nắm quyền quyết định.
  • (c) NguoiThangLong 
  • ———————————————————————————————————————————————————————— 
  • (Bài viết có tham khảo các bài giảng của Đại sư Taisen Deshimaru)
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Featured Post

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách ch...

Theme Support