Kiếm thuật Nhật Bản

Kiếm pháp Phù Tang trọng cái "tinh – thành thuộc" hơn là cái "xảo – kỳ ảo", cũng có nhiều cao thủ Phù Tang nổi danh nhờ cái xảo tuy nhiên cái tinh bao giờ cũng thắng thế.


Một kiếm khách khả dĩ có thể gọi là cao thủ nếu anh ta thoả mãn những yếu tố sau : nhanh - độc - chuẩn - ổn. "Tốc độ" là yếu tố kiến quyết hàng đầu, địch bất động ta bất động nếu địch động ta động trước, những cái động đó chỉ trong chớp choáng vì vậy đòi hỏi kiếm thủ phải có một sự tập trung cao độ. Cao thủ giao chiêu chỉ một sơ sót nhỏ có thể phải hối hận, chậm hơn đối phương một chút là đã có thể mất đi nhiều tiện nghi, khi đã mất đi ưu thế ban đầu thì khó lòng mà thủ thắng. Thứ đến phải nói là "hiểm độc", phải đánh vào điểm yếu, tử huyệt của đối phương. Chỉ cần đánh trúng cho dù là nhẹ cũng đủ giết người, đó là lý do tại sao những cao thủ võ công cao cường đều lấy yết hầu của đối phương làm mục tiêu (yết hầu là khoảng nằm giữa thân người và đầu, nôm na gọi là cần cổ ). Dĩ nhiên mục tiêu như thế thì khó mà đánh trúng được nhất là đối phương cũng di động chứ không phải là cái bia để cho ta xỉa  , nhất là với tốc độ cao, cho nên cần phải "chuẩn – chính xác". Mà muốn như vậy thì võ công phải "tình – thành thuộc", ra tay không hề sai lạc, những chiêu thức các kiếm thủ có khi luyện tập đến hàng ngàn vạn lần nguyên do là đó. Và cuối cùng là "ổn". Ở đây chính là sự ổn định về tâm lý. Ra tay nhanh, độc, chuẩn và bảo đảm ba yếu tố trên mọi lúc mọi nơi. Tâm lý ổn định, ý chí kiên quyết, đã xuất chiêu là không ngần ngừ, biến đổi giữa chừng. Cao thủ đối chiêu nếu có vấn đề về tâm lý hầu như là cầm chắc thất bại, cho nên các kiếm khách thường lấy sự "vô tình" để làm chuẩn cho sự "ổn định" của mình. Họ không dám có tình cảm vì tình cảm sẽ làm cho họ mềm yếu, vợ con gia đình sẽ làm cho họ phân vân mà đó chính là những yếu tố dẫn đến sự mất ổn định về tâm lý. Có chuyện (mà cũng có thể là có thật) cả gia đình kiếm khách đều tự sát để cho người kiếm khách có thể ra đi mà không còn bị bất cứ một sự ràng buộc vướng bận nào (có hơi tàn nhẫn). Biết anh hùng trọng anh hùng, các kiếm sĩ trước khi giao chiến thường có tình huống hoàn thành tâm nguyện lẫn nhau, giúp cả hai tháo gỡ những vấn đề về tâm lý để có thể thi đấu thực hơn và toàn tâm toàn ý hơn. 

Mạn phép bàn sơ qua một chút về vũ khí.
-- Vũ khí dĩ nhiên có dài có ngắn, tùy thuộc vào loại võ công. Vũ khí dài thiện dụng cho các loại võ công cương mãnh, phạm vi tấn công rộng rãi, khống chế toàn cục, thể hiện một tính cách chính trực, rộng rãi.
-- Vũ khí ngắn thiện dụng cho các loại võ công lấy tốc độ và cái xảo, cái hiểm làm đầu. Chính vì vũ khí nhẹ nên kô thể trực tiếp đương đầu với đối phương. Đã thế thì phải ra tay nhanh, hiểm độc, dùng nhiều kỳ chiêu khiến đối phương không thể biết đường đón đỡ.
-- Một tấc dài một tấc lợi, một tấc ngắn một tấc hiểm. Vũ khí nào cũng có cái hay và cái lợi riêng của nó, sử dụng vũ khí cũng phải phú hợp với tính cách con người thì mới có thể phát huy được võ công đến cực hạn. Phái yếu và những ai có tâm địa thâm hiểm, âm trầm thì thường lựa cho cho mình những vũ khí ngắn. Phụ nữ lựa chọn vũ khí ngắn phần cũng vì thể lực và thể hình của họ không phù hợp với những vũ khí dài cồng kềnh khi sử dụng phái tốn hao nhiều sức. Người có tâm địa thâm trầm, âm hiểm… chọn vũ khí ngắn (tất nhiên không phải tất cả đều như thế) vì nó hợp với tính chất của võ công của họ, vũ khí ngắn thì đòi hỏi cái xảo – kỳ ảo nhiều hơn.

 

 
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Featured Post

Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống

Từ  sau năm 1975, người môn sinh Vovinam ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức võ đạo, do vậy một số tài liệu mang tính giáo dục nhân cách ch...

Theme Support